Đăng ký cơ sở kinh doanh là gì? Các lĩnh vực và thủ tục đăng ký kinh doanh
Mục lục
Các hoạt động kinh doanh thường được tổ chức, thực hiện đa dạng ở nhiều thể chế khác nhau. Để thực hiện kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần đăng ký cơ sở kinh doanh. Vậy đăng ký cơ sở kinh doanh là gì? Hình thức, lĩnh vực kinh doanh nào phổ biến trên thị trường hiện nay?
1. Đăng ký cơ sở kinh doanh là gì?
Đăng ký cơ sở kinh doanh là việc các chủ thể được phép hoạt động nộp hồ sơ đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp. Hay nói cách khác, đăng ký cơ sở kinh doanh là sự chấp nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh.
Như vậy, thông qua hoạt động đăng ký cơ sở kinh doanh của các chủ thể nhà nước sẽ thể hiện vai trò quản lý nhà nước của mình.
2. Các lĩnh vực kinh doanh phổ biến hiện nay
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị, tổ chức lựa chọn lĩnh vực kinh doanh để thu về nguồn lợi nhuận lớn. Dưới đây là một số hình thức kinh doanh phổ biến được nhiều người lựa chọn:
- Ngành nông nghiệp và khai thác: Đây là lĩnh vực kinh doanh liên quan đến sản xuất vật tư nông nghiệp và khoáng sản. Nguyên liệu chính là chăn nuôi thủy sản, động vật, khai thác gỗ, khoáng sản và kinh doanh các loại cây công nghiệp.
- Ngành dịch vụ tài chính: Dịch vụ tài chính bao gồm ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm,… Kiếm lợi nhuận thông qua đầu tư và quản lý vốn.
- Ngành thông tin: Đây là ngành mà các công ty kinh doanh sẽ thu được lợi nhuận từ việc bán lại quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền mà chủ sở hữu sản phẩm đó khi đăng ký có thể bán lại hoặc chuyển nhượng sản phẩm đã đăng ký trong một khoảng thời gian nhất định.
- Ngành kinh doanh vận tải: Các doanh nghiệp vận tải sẽ thu được lợi nhuận từ chi phí vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.
- Ngành kinh doanh dịch vụ: Kinh doanh dịch vụ là một trong ba loại hình kinh doanh chính đang phát triển nhanh chóng hiện nay. Đây là doanh nghiệp không tạo ra hàng hóa hữu hình mà cung cấp hàng hóa và dịch vụ vô hình, kiếm lợi nhuận bằng cách tính phí lao động và kinh nghiệm.
- Kinh doanh bất động sản: Lợi nhuận từ ngành nghề này đến từ việc bán, cho thuê và phát triển tài sản bao gồm đất đai, nhà gắn liền với đất và các loại công trình kiến trúc khác.
- Bản lẻ và phân phối: Đây là một trong những ngành nghề trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng. Kinh doanh bán lẻ là một giải pháp thông minh giúp các doanh nghiệp phân phối sản phẩm kéo doanh số bán hàng tăng cao.
Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh online cho công ty
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký cơ sở kinh doanh
Tùy thuộc vào nhu cầu lựa chọn loại hình là hồ sơ đăng ký cơ sở kinh doanh có thể khác nhau. Tuy nhiên, để đăng ký cơ sở kinh doanh thì chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ thông tin trong hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập;
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ chứng thực cá nhân quy định đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy tờ tương tự khác;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục đăng ký cơ sở kinh doanh. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người ủy quyền sẽ nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh.
Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Sau đó sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Trong trường hợp nếu hồ sơ sai sót, thiếu giấy tờ nào đó cần bổ sung thêm, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo đến người thành lập doanh nghiệp hoặc người ủy quyền để bổ sung trong thời gian sớm nhất.