Nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay công ty cổ phần?
Mục lục
Bạn muốn xây dựng sự nghiệp cho mình nhưng thắc mắc nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay công ty cổ phần? Hai loại hình công ty này có đặc điểm khác nhau như thế nào? Tất cả những thắc mắc sẽ được làm rõ qua bài viết sau đây!
1. Thành lập doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần
Trước khi so sánh về thành lập doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần thì ban cần nắm rõ khái niệm về 2 loại hình công ty này.
1.1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Theo Điều 188 của Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp tư nhân như sau:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản riêng của chủ doanh nghiệp. Do đó, giữa vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần còn lại thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp không có giới hạn nào. Đồng thời, không có sự tách biệt tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân đó với tài của cả doanh nghiệp tư nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm số vốn đầu tư tùy vào tình hình kinh doanh. Chủ doanh nghiệp chỉ thực hiện khai báo với cơ quan kinh doanh khi số vốn giảm xuống dưới mức đăng ký.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Như vậy, doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm là linh hoạt, nhanh chóng, ít tốn kém trong việc thành lập và quản lý, nhưng cũng có nhược điểm là khó mở rộng, khó huy động vốn, khó chịu đựng rủi ro và khó thừa kế. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
1.2. Công ty cổ phần là gì?
Công ty cổ phần là mô hình công ty dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại hoàn toàn độc lập với những chủ thể sở hữu.
Theo Điều 111 của Luật doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần được định nghĩa như sau:
Vốn điều lệ của công ty sẽ được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần;
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt;
Đồng thời công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác để huy động vốn tham gia từ các nhà đầu tư thuộc đa dạng thành phần kinh tế.
Xem thêm: Những điều cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp
Nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay công ty cổ phần
Ưu, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
Ưu điểm của việc thành lập doanh nghiệp tư nhân:
- Trách nhiệm của mô hình doanh nghiệp tư nhân là trách nhiệm vô hạn. Chủ doanh nghiệp có quyền quyết định mọi việc liên quan đến hoạt động kinh doanh. Điều này tạo niềm tin với khách hàng, đối tác và giúp doanh nghiệp bớt bị ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
- Thành lập doanh nghiệp tư nhân yêu cầu giấy tờ, thủ tục đơn giản, dễ dàng hơn. Đảm bảo bí mật, an ninh tối đa trong kinh doanh.
- Do chủ doanh nghiệp có quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh nên cơ cấu tổ chức nhân sự, bộ phận của doanh nghiệp tư nhân đơn giản hơn nhiều so với các loại hình công ty khác.
- Ít bị ràng buộc bởi pháp luật vì doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
- Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể linh hoạt thay đổi ngành nghề kinh doanh theo ý muốn.
Bên cạnh đó, việc thành lập doanh nghiệp tư nhân còn tồn tại một vài nhược điểm như:
- Doanh nghiệp tư nhân chưa có tư cách pháp nhân nên việc huy động vốn sẽ khó khăn hơn.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu toàn bộ tài sản của mình cho doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt với rủi ro cao do không có tư cách pháp nhân. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chính mình. Không có giới hạn về số vốn mà chủ doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh.
- Loại hình doanh nghiệp này không được phép phát hành chứng khoán. Đồng thời, không được phép mua cổ phần, góp vốn vào công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Ưu, nhược điểm của việc thành lập công ty cổ phần
Ưu điểm:
- Trách nhiệm của mô hình công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, mức độ rủi ro của cổ đông không cao. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về tài sản và nợ của công ty trong phạm vi vốn góp của mình.
Nhược điểm:
- Bị đánh thuế hai lần, một lần đánh vào công ty và một lần đánh vào thu nhập cá nhân của mỗi cổ đông sau khi lợi nhuận được phân phối.
- Ngoài ra, các công ty cổ phần cũng phải tuân thủ chế độ kiểm tra, báo cáo chặt chẽ.
Nếu bạn muốn tự mình quản lý và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề kinh doanh thì việc lựa chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân là phù hợp. Trong quyền sở hữu duy nhất, bạn sẽ là chủ sở hữu và người điều hành toàn bộ doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn hoặc phát hành trái phiếu thì lựa chọn công ty cổ phần có thể là một giải pháp tốt. Khi thành lập công ty cổ phần, bạn có thể xác định phần vốn góp và phân phối cổ phần cho các thành viên. Điều này cho phép bạn chịu trách nhiệm theo số vốn góp của mình.