Những điều cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp
Mục lục
Sau khi đã có giấy phép đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi phòng đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần phải làm tiếp những thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp để tránh xảy ra những rủi ro nhất định về mặt pháp lý. Vậy doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề gì? Theo dõi bài viết của Phan Law Vietnam để có thêm những kiến thức bổ ích.
1. Gắn tên của doanh nghiệp tại trụ sở chính
Sau khi đã hoàn tất quá trình thành lập doanh nghiệp, việc cần làm đầu tiên đó chính là gắn tên của doanh nghiệp tại trụ sở chính. Nếu như doanh nghiệp cố chấp không thực hiện thì sẽ phải chịu mức phạt từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng và bắt buộc gắn tên của doanh nghiệp tại trụ sở chính.
2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp: Thông báo rõ về thời gian hoạt động
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện thông báo thời gian mở cửa hoạt động tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Đăng ký mẫu dấu và tiến hành khắc dấu
Sau khi đã hoàn tất doanh nghiệp, một điểm quan trọng mà bạn cần nắm đó chính là đăng ký mẫu dấu và tiến hành khắc dấu tại công an tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Bạn cần lưu ý, con dấu được đưa vào sử dụng hoạt động khi và chỉ khi đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Trường hợp sử dụng con dấu nhưng chưa có giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì sẽ phải chịu mức phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng, đồng thời sẽ bị tịch thu con dấu.
4. Đăng ký thuế và tiến hành đóng thuế
Doanh nghiệp sẽ phải tự liên hệ với cơ quan thuế để đăng ký thuế trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp chậm đăng ký sẽ chịu mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền dao động từ 400.000 – 2.000.000 đồng. tùy vào thời gian, tính chất, mức độ sẽ có hình thức xử phạt khác nhau.
Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện đóng các loại thuế:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.
- Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.
- Thuế môn bài (tùy theo vốn điều lệ doanh nghiệp kê khai, nếu trên 10 tỷ thì đóng 3.000.000 đồng/năm, nếu dưới 10 tỷ thì đóng 2.000.000 đồng/năm).

5. Thực hiện nghĩa vụ góp vốn sau khi thành lập doanh nghiệp
Tùy theo từng loại hình công ty mà việc thực hiện góp vốn sẽ có sự khác nhau, cụ thể như sau:
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: Chủ sở hữu cũng như các thành viên cần phải phải góp vốn như đúng với cam kết.
- Đối với công ty cổ phần: Thời gian góp vốn trong vòng 90 ngày từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông phải có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần mà mình đã cam kết từ đầu.
Nếu không góp đủ vốn hay không đúng thời hạn số vốn đăng ký, thành viên góp vốn, cổ đông công ty sẽ bị áp dụng mức phạt từ 5.000.000 – 20.000.000 đồng theo từng trường hợp. Riêng công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ buộc phải giảm số vốn điều lệ hoặc bắt buộc góp đủ số vốn đối với các hình thức công ty khác.
6. Thông báo rõ về tiến độ góp vốn và giấy chứng nhận góp vốn
Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà có sự khác nhau về thời hạn thông báo tiến độ góp vốn:
- Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Trong vòng 15 ngày tính từ ngày cam kết góp vốn sẽ phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Đối với công ty cổ phần: Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh.
Nếu trong trường hợp không thông báo hoặc thông báo không kịp thời hạn, doanh nghiệp sẽ phải nộp phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng và phải thực hiện thông báo lại cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Tại thời điểm góp vốn, nhưng công ty TNHH 2 thành viên trở lên không cấp giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên thì sẽ phải chịu mức phạt từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng.
7. Mua chữ ký số và đăng ký tài khoản ngân hàng
Để có thể thực hiện những hoạt động liên quan đến tiền một cách dễ dàng nhất, bạn cần phải đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty. Theo đó, để đăng ký tài khoản ngân hàng, chủ doanh nghiệp cần mang theo giấy phép đăng ký doanh nghiệp, con dấu, CMND. Sau đó, tiến hành làm thủ tục để thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư về số tài khoản này.
Bên cạnh đó, để có thể đóng thuế online thì doanh nghiệp cần mua chữ ký số. Sau đó, kế toán của doanh nghiệp sẽ sử dụng chữ ký này để đóng thuế trực tuyến cho doanh nghiệp theo định kỳ.
8. Tiến hành lập sổ đăng ký cổ đông và thành viên
Để tránh bị xử phạt, ngay sau khi thành lập doanh nghiệp, bạn cần lập sổ đăng ký cổ đông và thành viên. Doanh nghiệp sẽ phải chịu mức phạt từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng trong trường hợp:
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không lập và lưu trữ sổ đăng ký thành viên.
- Công ty cổ phần không lập và lưu trữ đăng ký cổ đông.
Sau khi đã nộp phạt, doanh nghiệp cần nhanh chóng lập sổ đăng ký cổ đông và thành viên theo đúng pháp luật.
9. Lập ban kiểm soát
Đối với công ty TNHH, doanh nghiệp cần lập Ban kiểm soát từ 11 thành viên trở lên. Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần bắt buộc công ty phải có Ban kiểm soát.
Nếu trong trường hợp không lập Ban kiểm soát sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 -10.000.000 đồng và bắt buộc thành lập Ban kiểm soát theo đúng quy định.
10. Thông báo phát hành GTGT
Doanh nghiệp cần có trách nhiệm ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng trước khi chính thức phát hành, sau đó tiến hành in hóa đơn để phục vụ cho mọi hoạt động của công ty.
Bài viết trên của Phan Law Vietnam đã liệt kê những điều lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp một cách chi tiết để bạn đọc nắm rõ. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn.