Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh 2023
Mục lục
Việc thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh đem lại khá nhiều ưu thế cho các doanh nghiệp hiện nay mà không phải ai cũng biết. Sau đây, Đăng ký kinh doanh nhanh sẽ chia sẻ những thông tin về việc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục từng bước cũng như những lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh mới nhất hiện nay:
1. Quy định về việc thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Để mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty ra các tỉnh thành khác ngoài nơi đặt trụ sở chính, bạn phải thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh như sau:
“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.“
Doanh nghiệp hoàn toàn có quyền thành lập chi nhánh mới, văn phòng đại diện ở bất cứ nơi nào trong nước hoặc nước ngoài. Doanh nghiệp cũng có thể thành lập một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại bất kỳ địa phương nào theo địa giới đơn vị hành chính.
2. Ưu điểm nếu thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Chi nhánh là một cơ sở thuộc quyền của doanh nghiệp và có thể đảm nhiệm toàn bộ hoặc một phần các chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả các chức năng được ủy quyền từ doanh nghiệp.
Hiện tại, chi nhánh là một hình thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi muốn phát triển hoạt động kinh doanh của mình, nhất là khi muốn kinh doanh ở các tỉnh khác. Chi nhánh có các lợi ích so với văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh như sau:
- Có con dấu riêng mang tên chi nhánh công ty và có thể ký các hợp đồng kinh tế thay cho công ty mẹ;
- Thiết lập chi nhánh giúp dễ dàng liên lạc với khách hàng hơn là khi khách hàng phải tới trụ sở chính của công ty;
- Chi nhánh có quyền kinh doanh và giao dịch tương tự công ty mẹ;
- Có thể lựa chọn chế độ hạch toán riêng biệt hoặc theo công ty mẹ tuỳ theo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Để thành lập chi nhánh ở tỉnh khác, Hồ sơ cần có các nội dung sau theo Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
– Thông báo về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó ký kết;
– Biên bản cuộc họp của hội đồng quản trị thống nhất việc lập chi nhánh;
– Văn bản quyết định thống nhất về việc thành lập chi nhánh của hội đồng quản trị;
– Quyết định của hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm người phụ trách chi nhánh Có bản sao CMND của người phụ trách chi nhánh và bản sao giấy chứng nhận kinh doanh của công ty;
– Bản sao Điều lệ công ty (Trường hợp này có thể linh hoạt nếu không có).
Đọc thêm: Quy trình thành lập công ty cổ phần mới nhất
4. Hướng dẫn thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
4.1. Thủ tục từng bước để thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh như sau
– Lập hồ sơ xin thành lập chi nhánh và gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
– Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ của doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh tiến hành nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để cấp mã số cho chi nhánh, sau đó trao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong vòng 07 ngày làm việc.
– Trong vòng 07 ngày làm việc, từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải gửi văn bản thông báo tới Cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Một số điểm cần lưu ý:
– Chi nhánh ở tỉnh khác phải có dấu riêng và hóa đơn riêng. Chi nhánh chỉ cần nộp thuế môn bài, thuế GTGT phát sinh, TNDN và TNCN sẽ do doanh nghiệp trả. Lúc này, các công ty phải làm đơn xin cấp con dấu và in hóa đơn.
– Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc vào công ty mẹ thì khi công ty mẹ phải dừng hoạt động thì chi nhánh cũng buộc phải dừng cùng.
Tham khảo: Quy định thành lập công ty TNHH 2023
4.2. Vấn đề cần lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Khi muốn mở chi nhánh công ty ở tỉnh khác, doanh nghiệp cần chọn loại hình hạch toán phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình.
Về ngành nghề kinh doanh: Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh không được khác với ngành, nghề kinh doanh của công ty mẹ. Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTG về hệ thống ngành nghề Việt Nam hiện hành, khi đăng ký địa điểm kinh doanh mới, doanh nghiệp phải tuân theo quy định mới về ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Đối với các công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống thì bắt buộc phải hạch toán riêng biệt. Vì ngành nghề này thuộc quản lý của quận huyện nơi đăng ký, cho dù công ty có mở chi nhánh trong hay ngoài tỉnh cũng phải đăng ký hạch toán riêng biệt, kê khai thuế hàng quý và làm báo cáo tài chính cuối năm riêng biệt so với công ty mẹ.
Trên đây là hướng dẫn cụ thể thủ tục từng bước và hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh.