Thành lập công ty nhưng không kinh doanh có phạm luật không?
Mục lục
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không có hoạt động kinh doanh trên thực tế. Thời gian qua, Luật sư chúng tôi đã nhận được nhiều câu hỏi từ khách hàng liệu những doanh nghiệp này có bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay không và các vấn đề pháp lý liên quan là gì. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này theo quy định pháp luật với hi vọng mọi người sẽ có thêm kiến thức và cẩn thận trong hoạt động kinh doanh của mình.
1. Nguyên nhân doanh nghiệp không hoạt động sau khi thành lập
Sau khi sau khi thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu nhận thấy không đủ tài chính để vận hành công ty hoặc không đủ khả năng quản lý và đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, họ dừng mọi hoạt động và không tiến hành kinh doanh nữa. Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp không hoạt động sau khi đã thành lập công ty đó là:
- Vấn đề môi trường kinh doanh: Thị trường cạnh tranh gay gắt, đối thủ cạnh tranh mạnh, địa chỉ kinh doanh không thuận lợi, hoặc các vấn đề liên quan đến đầu ra, nguồn cung cấp hàng hoá, dịch vụ,…
- Lý do chiến lược phát triển: Doanh nghiệp quyết định chuyển hướng hoạt động, hoặc ngừng hoạt động tạm thời để tái cấu trúc lại mô hình kinh doanh của mình.
- Những nguyên nhân khách quan như dịch bệnh, thiên tai, hoặc cháy xảy ra làm công ty phải ngừng kinh doanh trong một khoảng thời gian, hoặc thậm chí là ngừng hoạt động hoàn toàn.
2. Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp không hoạt động sau khi thành lập
Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp không hoạt động sau khi đã đăng ký thành lập đó là:
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh
2.1 Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật có liên quan không quy định rõ doanh nghiệp sau khi thành lập phải đi vào hoạt động luôn. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau: “Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;”
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong những trường hợp không hoạt động. Tuy nhiên cần lưu ý rằng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ bị thu hồi sau một thời gian nhất định, cụ thể là trong vòng 1 năm mà không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2 Buộc giải thể doanh nghiệp
Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các trường hợp phải giải thể doanh nghiệp, trong đó có trường hợp “Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.”
Như vậy, nếu công ty của bạn đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; thì theo quy định công ty bạn buộc phải giải thể theo trình tự; thủ tục theo quy định.
2.3 Bị xử phạt hành chính
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chịu mức phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng nếu không thực hiện thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh và thông báo đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định căn cứ Điều 50 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Như vậy, khi công ty của bạn ngừng hoạt động, bạn cần liên hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế để thực hiện các thủ tục cần thiết. Nếu bạn tạm ngừng kinh doanh, bạn cần thông báo cho hai cơ quan này để được quản lý. Nếu ngừng trong vòng một năm, bạn có thể được tạm ngừng kê khai thuế và nộp thuế trong năm đó. Nếu bạn không muốn kinh doanh nữa, bạn cần thực hiện thủ tục giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.