Thành lập công ty nhanh – Những vấn đề quan trọng cần lưu ý
Mục lục
Thành lập công ty nhanh chóng và thuận lợi là mong muốn của nhiều doanh nhân trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào quy trình này, các doanh nhân cần lưu ý một số vấn đề quan trọng để đảm bảo thành công của việc thành lập công ty. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng và hữu ích mà nhiều người đặc biệt quan tâm về vấn đề địa công ty và vốn điều lệ trước khi thành lập công ty nhanh.
1. Lưu ý về địa chỉ khi thành lập công ty nhanh
Khi thành lập công ty nhanh, bạn cần lưu ý về vấn đề địa chỉ như sau:
1.1 Địa chỉ công ty là gì?
Điều 42 Luật doanh nghiệp 2020: “Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Trụ sở chính được coi là tài sản hợp pháp của doanh nghiệp. Khi thay đổi trụ sở, sẽ không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với quan hệ hợp đồng, dân sự và pháp luật doanh nghiệp.
1.2 Cách đặt địa chỉ công ty
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Xem thê: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ tại Phan Law Vietnam
1.3 Lưu ý khi chọn địa chỉ công ty
Chọn địa chỉ ổn định, lâu dài:
Địa chỉ này thường được sử dụng để liên lạc, nhận thư từ, và địa điểm mà khách hàng, đối tác hoặc cơ quan chính phủ có thể tới gặp công ty. Ngoài ra, thông tin địa chỉ trụ sở công ty được ghi nhận trên hóa đơn. Điều này liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó nên lựa chọn trụ sở ổn định, lâu dài để tránh việc phải thay đổi hoặc điều chỉnh hóa đơn.
Địa chỉ rõ ràng và có đủ giấy tờ liên quan:
Doanh nghiệp cần nên đảm bảo địa chỉ công ty khi đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và địa chỉ thực tế nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh của công ty là cùng một địa chỉ để đảm bảo việc liên lạc với cơ quan nhà nước không bị gặp trục trặc. Điều này giúp tránh những rắc rối như không được chấp thuận hợp đồng thuê bởi bên thuế, hoặc cơ quan nhà nước phát hiện sự khác biệt giữa địa điểm kiểm tra và địa chỉ được ghi trong đăng ký kinh doanh. Trong những trường hợp này nếu bị phát hiện địa chỉ đăng ký và địa chỉ thực tế không giống nhau, doanh nghiệp có thể bị đình chỉ mã số thuế doanh nghiệp.
Không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể:
Căn cứ điều 3, điều 6 Luật nhà ở năm 2014; Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành ngày 19/11/2009 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể.
Địa chỉ đáp ứng các điều kiện để kinh doanh:
Nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu doanh nghiệp có giấy phép trong ngành nghề này trước khi kinh doanh. Địa chỉ trụ sở chính liên quan trực tiếp tới điều kiện được cấp giấy phép này, cụ thể:
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm địa điểm phải đáp ứng các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ yêu cầu địa điểm phải phù hợp với quy định về số học viên/m2 diện tích sử dụng.
Tìm hiểu thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội
2. Lưu ý về vốn khi thành lập công ty nhanh
Lưu ý về vốn thành lập công ty nhanh bạn cần biết đó là:
2.1 Vốn pháp định
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề có điều kiện thì phải đảm bảo vốn điều lệ, vốn pháp định hay vốn ký quỹ của ngành nghề đó. Ví dụ: Công ty TNHH kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì vốn pháp định 5 tỷ đồng, nghĩa là số vốn điều lệ khi công ty đăng ký thành lập không được thấp hơn 5 tỷ đồng.
Với những ngành nghề kinh doanh không có yêu cầu cụ thể về mức vốn điều lệ thì vốn điều lệ tùy thuộc vào tình hình tài chính của thành viên/cổ đông.
2.2 Vốn điều lệ ảnh hưởng đến lệ phí môn bài
Theo quy định, bậc lệ phí môn bài cũng như mức tính lệ phí môn bài sẽ căn cứ vào vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, cụ thể:
- Vốn điều lệ ≤ 10 tỷ đồng: Thuế môn bài hàng năm là 2.000.000 đồng;
- Vốn điều lệ > 10 tỷ đồng: Thuế môn bài hàng năm là 3.000.000 đồng.
2.3 Thời hạn góp vốn
Trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành lập, việc đóng góp đủ số vốn đã đăng ký hoặc thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ là cần thiết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp không thể đáp ứng đủ số vốn cam kết trong thời gian này, có thể dẫn đến việc bị xử phạt trong trường hợp cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra đột xuất.
Cần lưu ý rằng quy trình tăng vốn điều lệ thường được cơ quan chức năng xét duyệt nhanh chóng và đơn giản. Tuy nhiên, thủ tục giảm vốn điều lệ lại phức tạp và có khả năng được duyệt hồ sơ khá thấp.
Với những thông tin và kinh nghiệm được chia sẻ trong bài viết, chúng tôi hi vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành lập công ty một cách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục thành lập công ty nhanh, khách hàng hãy để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận nhé.