Mẫu quyết định thành lập công ty có những nội dung gì?
Mục lục
Mẫu quyết định thành lập công ty là một trong những tài liệu quan trọng có trong hồ sơ khi các cá nhân, tổ chức muốn thực hiện thủ tục thành lập công ty. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa thực sự nắm bắt được vấn đề này. Do đó, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những nội dung cần thiết trong quyết định thành lập công ty.
Mẫu quyết định thành lập công ty là gì?
Mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp chính là một văn bản do các thành viên thực hiện việc góp vốn lập ra. Nội dung chủ yếu của quyết định này là thông tin thành viên tham gia góp vốn, số vốn góp, loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, tên công ty, trụ sở công ty, ngành nghề kinh doanh, người đại diện theo pháp luật,…
Quyết định thành lập công ty đóng vai trò quan trọng khi chủ sở hữu hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, đối với từng loại hình công ty khác nhau thì người quyết định ban hành sẽ khác nhau:
- Đối với công ty TNHH một thành viên do chủ sở hữu ban hành quyết định.
- Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên do hội đồng thành viên quyết định ban hành.
- Đối với công ty cổ phần do Đại hội đồng cổ đông ban hành.
- Đối với công ty hợp danh sẽ do hội đồng thành viên có thẩm quyền ban hành.
Mẫu quyết định thành lập công ty cần viết thế nào?
Đối với mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp, khi soạn thảo, doanh nghiệp cần chú ý đến những vấn đề cả về nội dung và hình thức theo mẫu như sau:
Về phần hình thức
Trong phần hình thức của mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức sẽ chú trọng những vấn đề:
- Thông tin của tổ chức, thành viên đứng ra quyết định thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, còn cần nêu quốc hiệu, tiêu ngữ như các văn bản thông thường khác.
- Tên của quyết định thành lập doanh nghiệp.
- Địa chỉ ngày, tháng, năm soạn thảo quyết định thành lập công ty.
- Căn cứ để thành lập.
Về phần nội dung
Ở phần nội dung của mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp, người soạn thảo văn bản này sẽ quan tâm và nhấn mạnh những phần liên quan đến:
- Thành viên tham gia góp vốn thành lập: Trong mục này cần ghi rõ tên thành viên, các thông tin liên quan khác.
- Tổng tài sản vốn góp: Hiện nay pháp luật không giới hạn số vốn góp thành lập công ty là bao nhiêu. Do đó, dù số vốn chưa cao nhưng doanh nghiệp cũng nên ghi chính xác, cụ thể vào trong văn bản quyết định.
- Tên doanh nghiệp: Việc đặt tên doanh nghiệp đã được quy định cụ thể tại Điều 37 và 38 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, tên của doanh nghiệp phải bao gồm hai thành phần đó là “loại hình + tên công ty”. Ngoài ra, tên của doanh nghiệp không được trùng với công ty khác, không trái với thuần phong mỹ tục, không trùng với tên cơ quan, tổ chức,…
- Trụ sở doanh nghiệp: Doanh nghiệp đặt trụ sở ở đâu phải ghi rõ về địa chỉ đó. Xác định trụ sở doanh nghiệp dựa theo căn cứ quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Người đại diện chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp số tiền tham gia góp vốn và các thông tin cá nhân của các thành viên chịu trách nhiệm.
- Thông tin của Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Tổng giám đốc/ Giám đốc.
- Thông tin của người đại diện pháp luật.
Hướng dẫn những mục cần soạn thảo chi tiết của quyết định thành lập công ty
Soạn thảo mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp không phải là vấn đề quá phức tạp. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ đưa ra phần hướng dẫn cụ thể những mục cần phải chú trọng chi tiết, đó là:
- Về căn cứ thành lập phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Đây còn được gọi là căn cứ pháp lý, xác định dựa trên Luật Doanh nghiệp, sau đó đến biên bản họp góp vốn. Cuối cùng đó là dựa trên ý chí, nguyện vọng của các thành viên.
- Quyết định thành lập phải nêu chi tiết, rõ ràng về các điều khoản, tính thống nhất trong việc thành lập công ty. Những nội dung về vốn góp phải được công khai minh bạch, những thông tin về người đại diện pháp luật hoặc tên doanh nghiệp đều phải dựa trên sự bàn bạc và biểu quyết của đa số thành viên.
- Thông tin của người được uỷ quyền giữ chức vụ quản lý vốn hoặc thực hiện các quyền năng tại công ty cũng phải được chính xác, chi tiết.
- Quyết định thành lập công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham gia sáng lập, nhằm thể hiện được tính thống nhất và tinh thần tự nguyện.
Những điều cần chú ý trước khi đưa ra quyết định thành lập doanh nghiệp
Trước khi đưa ra quyết định thành lập doanh nghiệp, việc cần chú ý đó là phải có một biên bản họp ghi nhận về các nội dung liên quan đến quá trình góp vốn. Đồng thời cũng là sự xác nhận về các vấn đề thỏa thuận giữa các thành viên. Theo đó, trong biên bản họp sẽ có những nội dung cơ bản như sau:
- Tên biên bản họp thể hiện mục đích của cuộc họp.
- Thông tin của các thành viên tham gia như CMND/ CCCD, tên, hộ khẩu đăng ký thường trú, số điện thoại,…
- Nội dung về góp vốn để thành lập doanh nghiệp.
- Mức góp vốn của từng thành viên.
- Bầu cử người giữ chức vụ, quyền hạn để quản lý công ty và người đại diện theo pháp luật cho công ty.
- Chữ ký của các thành viên tham gia.