Các doanh nghiệp mới thành lập cần lưu ý gì?
Mục lục
Sau khi thành lập doanh nghiệp, bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tiếp tục đưa công ty vào hoạt động. Tuy nhiên, trước khi đưa công ty vào hoạt động bạn cần thực hiện một số thủ tục pháp lý để doanh nghiệp của bạn được chính thức hợp thức hoá. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ đi sâu vào vấn đề các doanh nghiệp mới thành lập cần lưu ý gì?
Sau khi doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đã cập nhật ngay tình trạng doanh nghiệp đang hoạt động. Thông tin này cũng được ghi nhận trên cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác.
Vì vậy, nếu doanh nghiệp không kịp thời triển khai các công việc cần làm theo quy định thì các cơ quan nhà nước có thể dễ dàng phát hiện. Tùy theo lỗi vi phạm và mức xử lý sẽ khác nhau, thông thường sẽ phạt tiền và kèm các biện pháp xử phạt bổ sung khác. Điều này gây ảnh hưởng về nhiều mặt đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Đăng công bố các doanh nghiệp mới thành lập
Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp phải đăng công bố thành lập doanh nghiệp hay còn gọi là bố cáo điện tử trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đúng theo quy định đã đề ra. Thời hạn tối đa để thực hiện thủ tục này trong vòng 30 ngày kể từ ngày được công khai.
2. Treo bảng hiệu
Việc treo bảng hiệu tại nơi đăng ký doanh nghiệp là việc doanh nghiệp mới thành lập cần thực hiện ngay khi công ty đi vào hoạt động. Về kích thước, doanh nghiệp có thể thực hiện tùy ý hoặc dựa vào mặt bằng công ty. Bảng hiệu bao gồm những thông tin: Tên công ty, địa chỉ, mã số doanh nghiệp.
3. Phát hành hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử thể hiện dữ liệu dưới dạng điện tử do cá nhân, tổ chức ghi nhận thông tin giao dịch, mua bán hàng hóa và được ký bằng chữ ký số. Đây không phải là loại hóa đơn bắt buộc đối với những doanh nghiệp thành lập lâu năm nhưng lại là điều bắt buộc dành cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc thành lập từ năm 2019.
4. Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp
Mở tài khoản ngân hàng cho công ty là một trong những việc doanh nghiệp mới thành lập cần thực hiện ngay khi công ty vừa thành lập. Sau khi đã có tài khoản, doanh nghiệp thông báo tài khoản đó lên Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tại nơi công ty đặt trụ sở. Thủ tục thông báo tài khoản công ty phải được thực hiện trong vòng 10 ngày kể từ ngày xác nhận mở tài khoản thành công.
5. Kê khai và nộp thuế môn bài
Tùy vào việc doanh nghiệp phát sinh hoạt động kinh doanh hay chưa để xác định thời gian nộp thuế môn bài cụ thể. Doanh nghiệp lưu ý để tiến hành thực hiện đúng theo pháp luật quy định. Cụ thể:
Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập và chưa phát sinh bất kỳ hoạt động nào, thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày thành lập căn cứ trên giấy phép kinh doanh.
Đối với những công ty vừa thành lập nhưng đã có phát sinh hoạt động kinh doanh thì cần khai và nộp thuế môn bài trước ngày cuối cùng của tháng thành lập.
Ngoài ra, doanh nghiệp mới thành lập cần thực hiện các hoạt động khác như: trang bị chữ ký số, soạn hợp đồng lao động, nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội cho nhân viên,…
6. Hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội
Các doanh nghiệp mới thành lập theo các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có sử dụng lao động và ký hợp đồng với người lao động có thời hạn lớn hơn 1 tháng thì sẽ thuộc diện tham gia nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Công ty phải nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động ký hợp đồng trên 1 tháng.
Lúc này, doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để tiến hành nộp bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Thêm vào đó, cần làm thang bảng lương theo mẫu để nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong vòng 30 ngày kể từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực, doanh nghiệp phải tiến hành đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
7. Làm thủ tục phát hành hóa đơn
Hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng trực tiếp có thể sử dụng hình thức hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy. Dù doanh nghiệp sử dụng loại hóa đơn nào thì vẫn phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Đối với hóa đơn giấy: Sau khi làm thủ tục đặt in hóa đơn GTGT, được sự đồng ý từ cơ quan thuế trực tiếp quản lý, doanh nghiệp mới tiến hành liên hệ đơn vị in hóa đơn và phát hành;
- Đối với hóa đơn điện tử: Sau khi hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được duyệt, khoảng 2 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, hóa đơn xuất ra mới có giá trị sử dụng.