Hỗ trợ thành lập công ty trọn gói
Mục lục
Dịch vụ hỗ trợ thành lập công ty được cung cấp giúp cho các doanh nhân thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Tuy nhiên rất ít người có thể biết chính xác thực tế dịch vụ thành lập doanh nghiệp bao gồm những gì. Vì vậy, bài viết hôm nay chúng tôi thông tin đến các bạn những công việc mà tổ chức cung cấp dịch vụ thành lập công ty sẽ làm cho bạn.
1. Quy trình hỗ trợ thành lập công ty
Khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, tiến hành đánh giá tính pháp lý dựa trên tên, ngành nghề, địa chỉ, vốn góp, thành viên, cổ đông,… Dựa trên những đánh giá sơ bộ và đưa ra những tư vấn pháp lý cho khách hàng như sau:
– Tư vấn điều kiện để thành lập công ty. Các điều kiện chung để việc thành lập công ty được hiệu quả hơn:
- Tên doanh nghiệp không được trùng và gây nhầm lẫn;
- Phải có trụ sở hợp pháp và được đặt trên lãnh thổ việt Nam;
- Ngành nghề kinh doanh không thuộc các trường hợp bị pháp luật cấm kinh doanh theo Luật Đầu tư 2020;
- Điều kiện về năng lực chuyên môn với những ngành nghề yêu cầu bằng cấp chứng chỉ;
- Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần tuân thủ quy định của Pháp luật liên quan;
- Vốn pháp định đáp ứng yêu cầu của Pháp luật và được ghi nhận trong điều lệ doanh nghiệp;
- Những trường hợp không được thành lập doanh nghiệp, quản lý công ty Cổ phần theo Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
– Tư vấn lựa chọn tên công ty
- Tên phải viết bằng tiếng Việt;
- Tên doanh nghiệp có thể kèm theo chữ số và ký tự, phát âm được;
- Có đủ 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng;
- Tên doanh nghiệp không trùng và gây nhầm lẫn.
– Tư vấn lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Xác định được đâu là ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký để hoạt động. Đối với ngành nghề kinh doanh cần hiểu rõ doanh nghiệp được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần tuân thủ đúng yêu cầu của pháp luật.
– Tư vấn chọn địa điểm trụ sở chính của công ty
Theo quy định pháp luật, trụ sở công ty không đặt tại tòa nhà chung cư, tòa nhà tập thể không có chức năng làm việc. Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Tư vấn vốn điều lệ của công ty
Đối với những ngành nghề không yêu cầu mức vốn tối thiểu cũng như mức vốn điều lệ tối đa, tuy nhiên có những ngành nghề yêu cầu mức vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu hay còn gọi là vốn Pháp định thì phải tuân thủ theo quy định của Pháp luật có liên quan.
Vốn điều lệ có ảnh hưởng đến thuế môn bài và uy tín, độ tin cậy của khách hàng, các cổ đông vì vậy cần cân nhắc khi đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp.
– Tư vấn con dấu của doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Doanh nghiệp có thể có hơn 1 con dấu và tự lựa chọn hình dáng, kích thước và màu sắc.
Doanh nghiệp cần công bố mẫu con dấu trước khi sử dụng.
Nội dung của con dấu cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật.
– Tư vấn hóa đơn giá trị gia tăng, thuế, lệ phí
Vấn đề sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng công ty không cần phải sử dụng phương pháp khấu trừ theo quy định tại Thông tư 93/2017/TT-BTC ngày 19/9/2017.
Ngoài lệ phí môn bài ra doanh nghiệp còn phải đóng các loại thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế xuất, nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân,….
2. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty
Đối với công ty hợp danh, hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Đối với doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Đối với công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.