Xin giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp có dễ?
Mục lục
Trước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh công khai, mỗi doanh nghiệp đều cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Dưới đây là bài viết cung cấp những lưu ý về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, điều kiện để được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp cũng như các trường hợp xin cấp lại giấy.
1. Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là hình thức văn bản dạng bản giấy hoặc bản điện tử ghi chép các thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh trao cho doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tương tự như “giấy khai sinh” ghi rõ các thông tin về đăng ký doanh nghiệp, để các cơ quan chức năng có thể quản lý và kiểm soát các thông tin cơ bản của doanh nghiệp;
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xác định công ty là một pháp nhân từ ngày được cấp.
1.1. Ý nghĩa về giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là văn bản xác nhận của Cơ quan quản lý Nhà nước. Khi doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận này có nghĩa là đã hình thành một tổ chức kinh doanh.
Do đó, chủ doanh nghiệp có tư cách pháp nhân khác biệt so với cá nhân kinh doanh. Bên cạnh đó, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn có ý nghĩa là cơ sở để Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên thương mại, tên doanh nghiệp.
1.2. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp?
Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại đây) và Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (Hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại đây).
Điều 14. Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
2. Điều kiện để lấy được giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp
Theo Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020, để được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh không bị cấm theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020;
- Tên doanh nghiệp phải tuân theo quy tắc và phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam;
- Hồ sơ đăng ký phải hợp lệ theo quy định;
- Phải nộp đủ các lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Thông tin trên giấy chứng nhận có hiệu lực pháp lý từ khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp (theo Điều 34 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP);
- Khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì những giấy chứng nhận trước đó đều sẽ mất hết hiệu lực.
Tham khảo thêm: Đăng ký kinh doanh cần giấy tờ gì 2023?
3. Mẫu giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp
Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có mẫu giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp riêng. Tuy nhiên sẽ bao gồm 05 thông tin chính sau đây:
– Tên doanh nghiệp (bao gồm tên tiếng Việt, tên viết tắt và tên tiếng nước ngoài)
– Mã số doanh nghiệp
– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
– Thông tin của người đại diện pháp lý của doanh nghiệp như: Họ tên, quốc tịch, địa chỉ thường trú, CCCD/Hộ chiếu
– Vốn điều lệ của doanh nghiệp.
– Mẫu giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp mới nhất
* Có 4 trường hợp sau đây sẽ bị rút lại giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp:
- Các nội dung trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là không trung thực
- Doanh nghiệp đã ngừng hoạt động kinh doanh hơn 01 năm mà không báo cáo với cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Có những hoạt động kinh doanh bị cấm tại Việt Nam theo quy định
- Có những cá nhân bị cấm thành lập doanh nghiệp.
4. Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp
Khi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gặp sự cố như mất mát, thiêu rụi, xé rách, hỏng hóc hoặc bị tiêu huỷ theo hình thức nào khác;
Khi giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp không được cấp theo đúng hồ sơ, đúng trình tự, đúng thủ tục theo quy định. Lúc này, phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện và trình lại hồ sơ hợp lệ để được xem xét cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Khi doanh nghiệp nhận ra thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp không khớp với thông tin hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp có thể gửi văn bản yêu cầu điều chỉnh thông tin đến phòng đăng ký kinh doanh;
Nếu doanh nghiệp khai sai sự thật và không chính xác trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, phòng đăng ký kinh doanh sẽ báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và yêu cầu doanh nghiệp nộp lại hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp thay đổi loại hình hoạt động hoặc nội dung đăng ký kinh doanh, có thể nộp đơn xin cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh cho phòng đăng ký kinh doanh. Trong vòng 3 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ được xét duyệt cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh.
Trên đây là bài viết Đăng ký kinh doanh nhanh gửi bạn đọc những thông tin hữu ích xung quanh việc đăng ký kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.