Trình tự thành lập doanh nghiệp bao gồm những bước nào?
Mục lục
Quá trình thành lập công ty mất rất nhiều thời gian và các bước. Nhiều người khi đang có ý tưởng thành lập công ty thường bối rối không biết nên bắt đầu từ bước nào? Qua bài viết dưới đây, Đăng ký Kinh doanh nhanh sẽ cùng bạn tìm hiểu trình tự thành lập doanh nghiệp chi tiết nhé!
1. Tìm hiểu về trình tự thành lập doanh nghiệp
Để thành lập một công ty thì chủ doanh nghiệp cần đưa ra rất nhiều quyết định và suy nghĩ chín chắn. Khi thành lập công ty thì bạn sẽ là chủ doanh nghiệp, có quyền tự do đưa ra quyết định, tự do sáng tạo và phát triển ý tưởng kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, thành lập công ty cũng mang lại cho bạn thu nhập cao hơn so với làm công ăn lương trong trường hợp thành lập công ty suôn sẻ.
Tuy nhiên, thành lập công ty cũng đi kèm với nhiều rủi ro và thách thức. Doanh nghiệp có thể gặp thất bại, phải đối mặt với nhiều áp lực và phải dành nhiều thời gian và công sức để phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc thành lập công ty hợp pháp cũng cần phải tuân thủ quy định của pháp luật để tránh mọi rủi ro không mong muốn.
Để trình tự thành lập doanh nghiệp trở nên đơn giản hơn bạn có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý tại Văn phòng Luật sư Đăng ký Kinh doanh nhanh. Tại đây sở hữu đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên môn cao, am hiểu pháp luật chắc chắn sẽ đưa ra trình tự thành lập doanh nghiệp cho bạn đúng cách và nhanh chóng nhất.
Xem thêm: Thành lập công ty trọn gói
2. Trình tự thành lập doanh nghiệp
2.1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Để trình tự thành lập doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng thì chủ công ty cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ trước khi đăng ký kinh doanh. Dưới đây là một số giấy tờ cần thiết trong quá trình thành lập doanh nghiệp như:
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: Của tất cả thành viên/cổ đông sáng lập và người đại diện pháp luật. Bản sao cần được công chứng.
- Hộ chiếu: (Nếu có) Của tất cả thành viên/cổ đông sáng lập và người đại diện pháp luật. Bản sao cần được công chứng và không quá 3 tháng tính từ ngày cấp.
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh: Theo mẫu quy định.
- Dự thảo Điều lệ công ty: Bao gồm đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật.
- Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn: Cung cấp đầy đủ thông tin về thành viên/ cổ đông sáng lập, bao gồm: Họ tên, địa chỉ, số lượng cổ phần/phần vốn góp.
- Chứng chỉ hành nghề: (Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện).
- Chứng minh vốn pháp định: (Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có quy định về vốn pháp định).
2.2. Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ thì bạn cần đem hồ sơ đến Phòng Đăng ký Kinh doanh tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Nơi nộp hồ sơ thường là sở kế hoạch đầu tư của tỉnh hoặc thành phố của doanh nghiệp.
Việc nộp hồ sơ sẽ được quy định bởi chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện nộp trực tiếp tại phòng Đăng ký Kinh doanh. Đối với người được ủy quyền cần mang theo giấy ủy quyền hợp lệ và giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân.
2.3. Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật. Đây được coi là bước quan trọng nhất trong trình tự thành lập doanh nghiệp.
Quy trình thẩm định hồ sơ bao gồm:
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra xem hồ sơ có đầy đủ, chính xác theo quy định hay không. Nếu hồ sơ thiếu sót hoặc không đạt yêu cầu, cơ quan đăng ký sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết để sửa chữa, bổ sung trong thời hạn quy định.
- Thẩm định nội dung hồ sơ: Cơ quan đăng ký sẽ thẩm định nội dung Điều lệ công ty, danh sách thành viên/cổ đông sáng lập, vốn điều lệ… để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
- Thời gian xét duyệt hồ sơ: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ hoàn thành việc thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
2.4. Làm con dấu pháp nhân, đăng ký mẫu dấu và đăng bố cáo
Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp cần đến cơ quan chức năng để khắc con dấu pháp nhân. Sau đó cần làm bản mẫu dấu và nộp trực tiếp tại Sở kế Hoạch đầu tư thành phố để thực hiện thủ tục công bố thông tin con dấu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, theo quy định trong Luật Doanh nghiệp thì trong thời gian 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và nhận tại sở kế hoạch đầu tư thì doanh nghiệp phải đăng thông tin trên sở kế hoạch và đầu tư. Đây là quy định bắt buộc.