Tổng hợp những kinh nghiệm đăng ký doanh nghiệp mà bạn nên biết
Mục lục
Đăng ký doanh nghiệp để kinh doanh cần rất nhiều thủ tục, hồ sơ khác nhau. Do đó, nhiều chủ doanh nghiệp có thể mất rất nhiều thời gian, công sức mà vẫn chưa hoàn thiện được hồ sơ đăng ký để bước vào quá trình kinh doanh. Qua đó, Phan Law Vietnam đã tổng hợp lại những kinh nghiệm đăng ký doanh nghiệp giúp bạn thực hiện quá trình đăng ký nhanh chóng nhất!
1. Đăng ký doanh nghiệp cần những gì?
Theo kinh nghiệm trong quá trình đăng ký doanh nghiệp cần phải chuẩn bị rất nhiều hồ sơ, thủ tục, giấy tờ khác nhau. Qua đó, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị những thứ sau:
1.1. Ý tưởng kinh doanh tốt, sáng tạo, chiếm ưu thế
Việc bạn chuẩn bị một ý tưởng kinh doanh tốt, sáng tạo với những ý tưởng vượt trội so với thị trường sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn thuận lợi, thành công tới 75%. Bên cạnh đó, sự tồn tại và phát triển của công ty bạn về lâu dài còn được đánh giá phụ thuộc vào ý tưởng kinh doanh ban đầu mà chủ doanh nghiệp đã vạch ra.
Việc đầu tiên bạn cần làm để thực hiện hóa ước mơ kinh doanh của mình là cần nghiên cứu xem thị trường cần gì và đáp ứng nhu cầu hóa một cách tốt nhất.
1.2. Đưa ra kế hoạch rõ ràng
Bạn cần vạch ra một kế hoạch kinh doanh rõ ràng gồm kế hoạch tài chính, nhân sự, phát triển thị trường và tìm hiểu về khách hàng tiềm năng. Một bản kế hoạch hoàn chỉnh cần phải được hoạch định và chuẩn bị chi tiết đầy đủ mọi yếu tố để quá trình kinh doanh hoàn hảo nhất.
Ngoài ra, bạn cần phác thảo chi tiết nguồn tiền đầu tư, nguồn vốn hoạt động của công ty, chi phí quảng cáo, doanh số bán hàng, tiền thuê mặt bằng, thuế, các khoản phát sinh. Cuối cùng, bạn cần xác định được lợi nhuận của công ty sau khi trừ tất cả chi phí đó.
1.3. Nghiên cứu đối thủ cùng ngành
Các chuyên gia quản lý cho rằng, việc nghiên cứu đối thủ cùng ngành là vô cùng quan trọng. Bởi “biết địch, biết ta – trăm trận, trăm thắng”. Mỗi ngày, bạn nên dành ít nhất 15-20 phút cho công việc nghiên cứu thị trường và đối thủ trong ngành của mình. Công việc này sẽ giúp bạn xác định được đúng mục tiêu kinh doanh của mình. Biết được đối thủ làm công việc gì mà thành công như vậy. Từ đó tận dụng vào cơ hội kinh doanh của bạn để phát triển.
Xem thêm: Những thông tin chi tiết về mẫu đăng ký doanh nghiệp
1.4. Chuẩn bị ngân sách tài chính đủ dùng
Việc quan trọng nhất trong quá trình kinh doanh là chuẩn bị đủ ngân sách. Vấn đề tài chính quan trọng bởi nó quyết định đến sự phát triển, hoạt động của công ty. Nếu bạn chưa đủ tài chính mà cần đi vay thì hãy tính thêm chi phí trả lãi thật kỹ để tránh âm vào lợi nhuận của công ty.
1.5. Chuẩn bị chính sách chăm sóc khách hàng sau khi kinh doanh
Kiếm khách hàng đã khó, việc giữ chân khách hàng còn khó hơn. Vì vậy, việc làm hài lòng khách hàng là rất cần thiết. Chủ doanh nghiệp cần mang lại cho họ những giá trị cao hơn thứ họ muốn nhận được. Điều này sẽ khiến cho khách hàng bất ngờ, hài lòng và quay trở lại mua hàng của bạn nhiều hơn.
2. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp rất cần thiết, bao gồm những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ thành lập doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên công ty / Danh sách cổ đông công ty;
- Bản sao CMND, hộ chiếu của người thành lập doanh nghiệp;
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền (Nếu có);
- Giấy ủy quyền của Giám đốc cho người đi nộp hồ sơ.
Bạn cần photo bản sao công chứng của CMND, Hộ chiếu, Căn cước công dân của tất cả thành viên góp vốn, người đại diện pháp luật, cổ đông sáng lập trong công ty. Ngoại trừ cổ đông là pháp nhân, tổ chức thì tài liệu cần có là bản sao công chứng của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy phép hoạt động/ Giấy tờ tương đương có giá trị.
Sau khi chuẩn bị đủ những giấy tờ trên, chủ doanh nghiệp cần soạn thảo hồ sơ thành lập công ty để đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Nếu hồ sơ hợp lệ thì chỉ sau vài ngày giấy chứng nhận của bạn đã hoàn thành.
Bạn có thể truy cập vào dangkykinhdoanh.gov.vn – Cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng để truy cứu thông tin về đăng ký doanh nghiệp của mình.