Tìm hiểu chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh hiện nay
Mục lục
Đăng ký giấy phép kinh doanh không phải là một công việc đơn giản. Nếu khi không có kinh nghiệm cũng như am hiểu quy định pháp luật thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc trong quá trình thực hiện. Do đó, bạn nên sử dụng dịch vụ để đạt được kết quả như mong muốn trong thời gian nhanh nhất. Và tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ khác nhau.
1. Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh
Mỗi loại hình công ty sẽ yêu cầu bộ hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh khác nhau, cụ thể như sau:
1.1. Doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đăng ký công ty;
- Bản sao CCCD/CMND/Hộ chiếu của chủ DNTN.
1.2. Công ty hợp danh
Hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đăng ký công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao CCCD/CMND/Hộ chiếu của thành viên công ty;
- Bản sao y Giấy chứng nhận đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
1.3. Công ty TNHH
Hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đăng ký công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao CCCD/CMND/Hộ chiếu của những thành viên công ty là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao giấy tờ pháp lý khi thành viên công ty là tổ chức; căn cước công dân/chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- Bản sao y Giấy chứng nhận đầu tư của những nhà đầu tư nước ngoài.
2.4. Công ty cổ phần
Hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đăng ký công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty;
- Bản sao CCCD/CMND/Hộ chiếu của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao y giấy tờ pháp lý đối với cổ đông công ty là tổ chức; CCCD/CMND/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền;
- Bản sao y Giấy chứng nhận đầu tư của những nhà đầu tư nước ngoài.
2. Thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh
Thành lập đăng ký Giấy phép kinh doanh được diễn ra theo trình tự các bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn loại hình công ty
Người đăng ký thành lập công ty cần nắm rõ ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình công ty, từ đó lựa chọn để phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ mở doanh nghiệp thực hiện kinh doanh
Như đã nói, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký khác nhau. Do đó, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký công ty cho phù hợp với loại hình doanh nghiệp mà bản thân đã lựa chọn đăng ký.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Chủ doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ cho Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.
Bước 4: Giải quyết hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính sẽ viết phiếu hẹn nhận kết quả và đưa cho người nộp hồ sơ.
Bên cạnh đó, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện thẩm định hồ sơ đăng ký. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Ngược lại, nếu hồ sơ đăng ký công ty không hợp lệ hoặc không đầy đủ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bằng văn bản ghi rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
3. Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh là bao nhiêu?
Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào việc bạn đăng ký giấy phép kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp nào, ngành nghề kinh doanh nào và tự thực hiện thủ tục đăng ký, hay là sử dụng dịch vụ đăng ký. Và khi sử dụng dịch vụ, chi phí sẽ phụ thuộc vào đơn vị dịch vụ mà bạn sử dụng cũng như gói dịch vụ mà bạn lựa chọn.
Quá trình đăng ký giấy phép kinh doanh đòi hỏi cần có kinh nghiệm cũng như am hiểu quy định pháp luật. Do đó, bạn nên sử dụng dịch vụ để quá trình diễn ra nhanh chóng và đạt được kết quả như mong muốn. Trước khi sử dụng dịch vụ, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về những đơn vị dự định sử dụng. Từ đó, lựa chọn đơn vị nào uy tín, chất lượng và phù hợp với yêu cầu của bạn.