Thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH
Mục lục
Mô hình công ty TNHH là mô hình công ty phổ biến hiện nay, nhằm mở rộng thị trường hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau. Vì vậy việc thành lập chi nhánh công ty, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh luôn là những ưu tiên hàng đầu. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc về thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH.
1. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty TNHH
Công ty TNHH muốn thành lập chi nhánh phải có những điều kiện sau:
– Tên chi nhánh: Tên chi nhánh được viết bằng các chữ cái Tiếng việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “chi nhánh”. Chi nhánh có thể có tên tiếng anh và tên viết tắt. Tên chi nhánh phải gắn tại trụ sở chính của Chi nhánh.
– Người đứng đầu chi nhánh phải không thuộc những đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật Doanh nghiệp 2014.
– Trụ sở chi nhánh: thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp, không được đặt trụ sở tại Chung cư hoặc nhà tập thể.
– Chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Có giấy xác nhận đủ điều kiện đối với chi nhánh kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật.
– Hình thức hoạch toán chi nhánh: độc lập hoặc phụ thuộc.
Điều kiện thành lập chi nhánh công ty nước ngoài:
– Đăng ký kinh doanh được công nhận hợp pháp tại nơi doanh nghiệp hoạt động.
– Đã hoạt động không dưới 05 năm kể từ ngày thành lập công ty hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp.
2. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH
2.1. Chuẩn bị hồ sơ
– Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên:
- Mẫu thông báo việc đăng ký hoạt động chi nhánh;
- Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thành lập chi nhánh;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
- Bản sao công chứng CMND, CCCD, hộ chiếu không quá 6 tháng của người đứng đầu chi nhánh;
- Giấy ủy quyền của người đi nộp hồ sơ.
– Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
- Mẫu thông báo việc đăng ký hoạt động chi nhánh;
- Quyết định của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh;
- Biên bản họp của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị về việc đăng ký hoạt động chi nhánh;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
- Bản sao công chứng CMND, CCCD, hộ chiếu không quá 6 tháng của người đứng đầu chi nhánh;
- Giấy ủy quyền của người đi nộp hồ sơ.
2.2. Nộp hồ sơ
Sau khi hoàn tất hồ sơ bạn tiến hành nộp hồ sơ Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư tại Tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính.
Bạn có thể chọn hình thức nộp trực tuyến hoặc online. Riêng đối với khu vực Hà Nội chỉ nhận hồ sơ online.
2.3. Nhận kết quả
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh sẽ cấp giấy phép hoạt động cho chi nhánh doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ.
2.4. Hoàn tất các thủ tục liên quan
– Khai báo và nộp thuế môn bài: Chi nhánh công ty phải có trách nhiệm kê khai và nộp phí môn bài cho cơ quan thuế nơi đặt chi nhánh.
- Trường hợp chi nhánh ở cùng tỉnh với doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ kê khai và nộp thuế môn bài cho chi nhánh;
- Trường hợp chi nhánh khác tỉnh với doanh nghiệp thì chi nhánh trực tiếp thực hiện việc kê khai và nộp thuế môn bài với cơ quan quản lý thuế trực tiếp của mình.
Hồ sơ kê khai thuế bao gồm: Tờ khai lệ phí môn bài, giấy ủy quyền thực hiện dịch vụ nếu người thực hiện dịch vụ không phải đại diện chi nhánh.
Thời gian nộp lệ phí môn bài của chi nhánh là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu đi vào hoạt động.
Mức lệ phí môn bài của chi nhánh như sau:
- 1.000.000 đồng/năm;
- Nếu chi nhánh thành lập trong 06 tháng đầu năm thì mức phí môn bài phải nộp là 1.000.000 đồng;
- Nếu chi nhánh thành lập trong 06 tháng cuối năm thì mức phí môn bài phải nộp là 500.000 đồng.
– Thông báo sử dụng hóa đơn: Chi nhánh có thể dùng hóa đơn giống hoặc khác với hóa đơn doanh nghiệp. Việc này cần được thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc dùng hóa đươn cũ hoặc in hóa đơn mới.
– Mở tài khoản thanh toán cho chi nhánh: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có tài khoản ngân hàng thì chi nhánh phải thực hiện việc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi cấp chứng nhận hoạt động của chi nhánh.
3. Nên thành lập chi nhánh độc lập hay phụ thuộc?
Đối với chi nhánh hoạch toán độc lập nó sẽ hoạt động theo cơ chế của 1 công ty. Tức là chi nhánh phải tự làm báo cáo tài chính, trụ sở chính chỉ làm báo cáo tài chính hợp nhất. Bắt buộc trong trường hợp này chi nhánh phải có con dấu riêng, hóa đơn riêng, chữ ký số riêng. Khi trụ sở chính bị giải thể, chi nhánh không nhất thiết phải giải thể theo.
Đối với chi nhánh hoạch toán phụ thuộc: Mọi hóa đơn, chứng từ đều phải chuyển về công ty mẹ để công ty thực hiện việc báo cáo tài chính.Không cần con dấu, chữ ký số, hóa đơn riêng. Khi trụ sở chính bị giải thể thì bắt buộc chi nhánh phải giải thể theo.
Tùy theo nhu cầu của mỗi công ty mà bạn cần lựa chọn loại hình chi nhánh phù hợp với công ty của mình nhất.
4. Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty TNHH
Việc thành lập chi nhanh đòi hỏi người thực hiện có những kiến thức pháp luật cũng như kinh nghiệm để xử lý các vấn đề phát sinh. Văn phòng đăng ký kinh doanh nhanh sẽ cung cấp đến các bạn dịch vụ thành lập chi nhánh công ty TNHH.
Đăng ký kinh doanh nhanh luôn hướng đến mục tiêu đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Với tầm nhìn chiến lược, chúng tôi luôn là nơi cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí tốt nhất.
Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn những vấn đề như sau:
- Tiếp nhận thông tin và hỗ trợ tư vấn các vấn đề của doanh nghiệp;
- Báo giá chi tiết và trao đổi mức giá phù hợp với nhu cầu cụ thể;
- Soạn thảo, nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp nhanh chóng, tiết kiệm nhất;
- Hỗ trợ các vấn đề pháp lý tiếp theo để doanh nghiệp vừa thành lập có thể đi vào hoạt động;
- Các dịch vụ hỗ trợ pháp lý khác theo yêu cầu.