Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể và 7 lưu ý cần nắm
Mục lục
1. Khái niệm về hộ kinh doanh cá thể và đối tượng được đăng ký
Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã ghi rõ khái niệm hộ kinh doanh cá thể, theo đó, hộ kinh doanh cá thể là do các thành viên trong hộ gia đình hoặc cá nhân đăng ký thành lập và phải dùng toàn bộ tài sản của mình để chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh. Nếu như các thành viên trong hộ gia đình đăng ký thì phải uỷ quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.
Những người được các thành viên trong gia đình uỷ quyền làm đại diện hộ kinh doanh hoặc cá nhân đăng ký hộ kinh doanh sẽ là chủ hộ kinh doanh.
Khá nhiều người khi mới bước chân vào nghề kinh doanh thường phân vân không biết nên thành lập công ty hay đăng ký hộ kinh doanh cá thể để phù hợp với quy mô hoạt động của bản thân. Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau thì nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể:
- Mô hình kinh doanh của những cá nhân, hộ gia đình ít và nhỏ lẻ.
- Không có nhu cầu sử dụng thuế gia tăng để tránh sự phiền hà như phải nộp báo cáo tài chính, nộp tờ khai,…
- Có nhu cầu hợp pháp hóa hình thức kinh doanh của mình, cần giấy phép khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Với những đối tượng sau thì không cần phải thực hiện đăng ký hộ kinh doanh cá thể:
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Những người bán quà vặt, hàng rong, kinh doanh thời vụ, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp.
2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Các loại giấy tờ cần có trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể:
- Một tờ giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao hợp lệ giấy tờ tùy thân của chủ hộ kinh doanh.
- Hợp đồng mượn nhà, hợp đồng thuê nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (nộp bản sao không cần công chứng).
Nếu như các thành viên trong hộ gia đình tham gia góp vốn thì cần phải có thêm các loại giấy tờ:
- Bản sao giấy tờ tùy thân của các thành viên hộ gia đình.
- Biên bản họp của các thành viên hộ gia đình về việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể (nộp bản sao).
- Văn bản ủy quyền của các thành viên trong hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.
- Văn bản ủy quyền cho người đại diện đi nộp hồ sơ (nếu có).
- Chứng chỉ hành nghề (nộp bản sao).
Xem thêm: Đăng ký kinh doanh hộ gia đình
3. Những điều cần nắm khi muốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Khi muốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp cần nắm chắc 6 lưu ý sau đây:
3.1. Đối tượng được phép đăng ký
Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã nêu rõ, những đối tượng được phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể là thành viên hộ gia đình, cá nhân từ đủ 18 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Chủ kinh doanh là những người đại diện hộ gia đình đứng tên trên giấy phép kinh doanh. Một người chỉ được phép đứng tên một hộ duy nhất. Trong trường hợp, người này đã là chủ của một hộ kinh doanh trước đó, mặc dù đã ngừng kinh doanh từ lâu nhưng chưa tiến hành giải thể thì vẫn không thể đứng tên trên hộ kinh doanh mới.
3.2. Cách đặt tên của hộ kinh doanh cá thể
- Tên của hộ kinh doanh cá thể phải có đầy đủ 2 thành tố: Hộ kinh doanh và tên riêng của hộ kinh doanh.
- Không được sử dụng cụm từ “doanh nghiệp”, “công ty” bởi dễ nhầm lẫn với các loại hình doanh nghiệp.
- Tên không được trùng lặp với tên của hộ kinh doanh khác.
- Hạn chế sử dụng tên tiếng Anh.
3.3. Địa điểm đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Địa điểm kinh doanh chính là nơi mà hộ kinh doanh thực hiện hoạt động đăng ký kinh doanh. Hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau, tuy nhiên phải lựa chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và tiến hành thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp địa chỉ này là nhà thuê hoặc mượn thì cần xác minh rõ tại địa chỉ này từ trước đến nay đã có ai thành lập hộ kinh doanh ở đây chưa? Nếu có thì họ đã giải thể hộ kinh doanh này chưa? Để xác minh được điều này, cần yêu cầu chủ nhà lên UBND quận/huyện để hỏi. Trường hợp có hộ kinh doanh mà chưa giải thể thì chủ nhà có thể lên UBND quận yêu cầu giải thể hộ kinh doanh này với lý do chủ hộ kinh doanh đã bỏ đi và không còn hoạt động ở đây nữa.
3.4. Lưu ý về vốn điều lệ
Hiện nay, đối với hộ kinh doanh, pháp luật không có quy định cụ thể về số vốn điều lệ tối đa và tối thiểu. Do đó, tùy thuộc vào khả năng của mỗi người, ngành nghề đăng ký kinh doanh, quy mô thì chủ doanh nghiệp có thể linh hoạt tự đăng ký số vốn.
Tuy nhiên cần lưu ý, hộ kinh doanh cần phải tự chịu trách nhiệm về những rủi ro có thể xảy ra, nên khi đưa ra quyết định đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì cần phải cân nhắc những rủi ro có thể xảy ra. Nếu làm ăn không thuận lợi, buộc bạn phải sử dụng tất cả tài sản của mình để chịu trách nhiệm chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn mà bạn đã đăng ký.
3.5. Về số lượng lao động tối đa
Trước đây, hộ kinh doanh chỉ được sử dụng tối đa là 9 lao động. Tuy nhiên theo quy định mới nhất tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, số lượng người lao động của hộ kinh doanh bị giới hạn.
3.6. Lưu ý về ngành nghề đăng ký kinh doanh
Hộ kinh doanh có thể một lúc đăng ký nhiều ngành, nghề mà pháp luật cho phép.
Hộ kinh doanh được kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng phải đảm bảo đảm bảo đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
Muốn kinh doanh ngành nào thì khi đăng ký thành lập, ghi ngành nghề, nghề đó trên giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh hoặc lựa chọn mã ngành nghề muốn đăng ký nếu làm thủ tục đăng ký online.
Xem thêm: Các bước thành lập hộ kinh doanh cá thể
Trên đây là một số thông tin về đăng ký hộ kinh doanh cá thể của Phan Law Vietnam. Hy vọng, bạn đọc sẽ áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả. Nếu còn vướng mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.