Thành lập công ty nước ngoài như thế nào?
Mục lục
Thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam đang trở nên khó khăn đối với nhiều người. Điều này là do không nắm rõ quy định về điều kiện cũng như cách thức thực hiện. Do vậy, trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi xin tư vấn về việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhé.
1. Thành lập công ty nước ngoài dựa trên cơ sở pháp lý nào?
Khi thành lập công ty nước ngoài, chúng ta cần lưu ý các văn bản pháp luật dưới đây:
- Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ;
- Luật Đầu tư năm 2020;
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị định 09/2018/NĐ-CP;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
- Văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Thành lập công ty nước ngoài là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 21 và 22 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 giải thích như sau:
“Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”
Theo quy định trên chúng ta có thể hiểu rằng, công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ bao gồm công ty nước ngoài, công ty vốn nước ngoài. Đây là doanh nghiệp mà toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ sẽ do nhà đầu tư nước ngoài (có thể là cá nhân người nước ngoài hoặc một tổ chức kinh tế của nước ngoài) đóng góp.
3. Tại sao nên thành lập công ty nước ngoài?
Việc đầu tư thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam mang lại nhiều lợi ích, đó là:
- Đem lại tiềm năng, lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư. Có thể thấy Việt Nam là một quốc gia giàu tiềm năng, có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn tại Đông Nam Á bởi đặc trưng về yếu tố thiên nhiên và con người.
- Chính phủ có những chính sách khuyến khích thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với một số ngành nghề và địa bàn kinh doanh nhất định.
- Chính sách thuế của Việt Nam có sự cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực và hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài được miễn giảm các loại thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp khi quyết định đầu tư tại một số địa bàn nhất định ở Việt Nam.
4. Trình tự, thủ tục thành lập công ty nước ngoài
Để đảm bảo quá trình thành lập công ty nước ngoài nhanh chóng và suôn sẻ, hãy thực hiện theo các bước dưới đây:
4.1. Các bước cần thực hiện khi thành lập
Đầu tiên nhất, cần xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Điều 37 Luật Đầu tư năm 2020 quy định rõ về các trường hợp phải thực hiện thủ tục xin loại giấy này, ví dụ: Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, dự án đầu tư của tổ chức kinh tế…
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì bước tiếp theo là xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu ngành nghề kinh doanh là ngành nghề có điều kiện thì cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh.
4.2. Các công việc cần làm sau khi thành lập công ty nước ngoài
- Khai báo thuế.
- Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài khi thành lập công ty.
- Xin visa, thẻ tạm trú cho người nước ngoài.
- Thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy định.
5. Một số lưu ý khi thành lập công ty nước ngoài ở Việt Nam
Khi thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam, bạn cần lưu ý những điểm sau đây:
- Thủ tục đăng ký: Bạn cần lập hồ sơ đăng ký kinh doanh, bao gồm giấy phép đầu tư, đăng ký thuế và các giấy tờ liên quan khác. Bạn có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ một công ty tư vấn luật hoặc đại diện pháp lý để giúp đỡ trong quá trình này.
- Vốn đầu tư: Bạn cần đảm bảo vốn đầu tư đủ để thành lập công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu bạn muốn góp vốn vào công ty Việt Nam từ nước ngoài, bạn cần chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng tại Việt Nam và có chứng từ chuyển tiền hợp lệ.
- Địa điểm: Bạn cần chọn địa điểm để đặt trụ sở công ty. Địa điểm này phải đáp ứng các yêu cầu về mặt pháp lý và có thể thuận tiện cho việc kinh doanh.
- Quản lý và giám sát: Khi thành lập công ty, bạn cần bổ nhiệm người đại diện pháp lý và người đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bạn cần đảm bảo việc quản lý và giám sát hoạt động của công ty để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.
- Thuế và kế toán: Bạn cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế và kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Đối tác địa phương: Bạn cần tìm kiếm các đối tác địa phương để giúp bạn thích nghi và phát triển kinh doanh trong môi trường kinh doanh Việt Nam. Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong việc tìm kiếm và phát triển thị trường.