Tư vấn từ Luật sư Nguyễn Đức Hoàng: Tài sản góp vốn bao gồm những gì?
Mục lục
Kính chào Luật sư Nguyễn Đức Hoàng, tôi có một số vấn đề pháp lý cần được luật sư tư vấn như sau:
Tôi cùng với một vài người bạn dự đỉnh góp vốn để mở công ty và tiến hành đăng ký kinh doanh. Luật sư cho tôi hỏi tài sản góp vốn bao gồm những gì? Kính mong luật sư tư vấn.
Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi đến luật sư. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tư vấn như sau:
Những loại tài sản dùng để góp vốn
Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.
Theo Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020, Tài sản góp vốn bao gồm:
- Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
- Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật
Đây là một thủ tục tương đối quan trọng nên pháp luật về doanh nghiệp quy định rất chặt chẽ về các vấn đề có liên quan mà nhất là các đối tượng được xem là tài sản trong thủ tục góp vốn. Cụ thể Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về những loại hình được góp vốn. Theo đó tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Trong đó quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
Theo đó các chủ thể có thể thực hiện góp vốn dưới nhiều loại hình tài sản khác nhau. Tùy theo loại tài sản góp vốn mà thủ tục thực hiện cũng sẽ khác biệt nhằm bảo đảm tốt nhất cho quyền lợi của các bên trong vấn đề này.
Luật sư Nguyễn Đức Hoàng – Đồng hành, hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp
Luật sư Nguyễn Đức Hoàng – Thành viên Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ, tư vấn các vấn đề pháp lý, đặc biệt là trong các lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, Thương mại – Dân sự, Đất đai – Kinh doanh bất động sản, Ngân hàng. Hiện tại, luật sư Nguyễn Đức Hoàng đang giữ chức vụ Phó trưởng Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam và luôn luôn là “người bạn” đáng tin cậy nhất được các khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Luật sư Nguyễn Đức Hoàng thường xuyên tư vấn và giải đáp những vướng mắc pháp luật miễn phí trên các phương tiện truyền thông tin đại chúng, như trên truyền hình, trên báo chí,… nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật đến người dân.
Luật sư Nguyễn Đức Hoàng là một trong những luật sư bào chữa hàng đầu hiện tại, với kinh nghiệm và kiến thức của mình, ông đã, đang và luôn là người bạn đồng hành của rất nhiều cá nhân, tổ chức; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ trong các tranh chấp dân sự. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề này, bạn có thể trực tiếp trao đổi với Luật sư Hoàng thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
- Phone : 0794.80.8888
- Email : hoang.nguyen@phan.vn
Ngoài ra, bạn có thể gặp trực tiếp Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam:
- Địa chỉ: 224-226 Nguyễn Phúc Nguyên, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc : Thứ 2 – thứ 6 : 8 giờ – 17 giờ 30