Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tư vấn bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh hay không?
Mục lục
Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh hay không là câu hỏi mà Luật sư Nguyễn Đức Hoàng nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Kinh doanh online hiện vẫn đang thu hút nhiều cá nhân tham gia với những khoản thu nhập hấp dẫn. Trong quá trình đó, nhiều người thường đặt ra câu hỏi: Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh và đóng thuế không? Nếu có thì trong những trường hợp nào? Để giải đáp thắc mắc, mời bạn đọc tiếp bài viết này.
Có hay không phải đăng ký kinh doanh khi bán hàng online?
Muốn kinh doanh, buôn bán trên lãnh thổ Việt Nam các cá nhân/ tổ chức phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên các quy định này hiện mới chỉ áp dụng cho hình thức offline (buôn bán truyền thống) và một số website thương mại điện tử. Còn với người bán hàng trực tuyến (online) đơn thuần chưa cần thực hiện thủ tục này.
– Theo điều quy định của pháp luật, những trường hợp cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, công việc không có địa điểm cố định,… thì không phải đăng ký kinh doanh.
– Theo quy định của pháp luật, các thương nhân/ tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, có website cung cấp một trong các dịch vụ:
- Khuyến mại trực tuyến;
- Sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Đấu giá trực tuyến.
Thì phải tiến hành đăng ký kinh doanh và đăng ký dưới hình thức sàn giao dịch điện tử với Bộ Công thương.
Như vậy, theo quy định pháp luật trên, bản thân người bán hàng online đơn thuần không phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Mà trách nhiệm đăng ký thuộc về doanh nghiệp vận hành website/ mạng xã hội có chuyên mục mua bán. Tùy vào website mà bạn sẽ được tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ của mình, ví dụ như Shopee, Tiki, Lazada, Amazon, Taobao, Facebook, Instagram,…
Mặc dù không cần đăng ký kinh doanh nhưng trong quá trình bán hàng online bạn vẫn cần tuân thủ các yêu cầu về thông tin, chất lượng hàng hóa/dịch vụ; thực hiện nghĩa vụ thuế; tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ; đảm bảo tính chân thực, minh bạch.
Các khoản thuế phải đóng khi cá nhân bán hàng online
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các cá nhân kinh doanh sẽ cần đóng 2 loại thuế là thuế môn bài và thuế khoán (gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng). Trong đó bạn sẽ được miễn thuế nếu doanh thu trong năm dưới 100 triệu đồng, trên 100 triệu đồng đóng theo các mức đã được quy định và theo công thức:
- Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN
- Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
- Thuế môn bài khoán theo định mức, từ 300 nghìn – 1 triệu đồng/năm tùy theo mức doanh thu.
Các hình thức kinh doanh online phổ biến hiện nay
Về mặt pháp lý, bán hàng trực tuyến hiện được chia thành 3 hình thức kinh doanh là buôn bán tự phát nhỏ lẻ, buôn bán theo hộ kinh doanh và thành lập công ty. Mỗi hình thức lại có ưu, nhược điểm khác nhau. Dựa vào đó bạn có thể cân nhắc để lựa chọn mô hình bán hàng online phù hợp.
Bán hàng online kiểu tự phát, không cần đăng ký kinh doanh
Ưu điểm:
- Không cần thủ tục pháp lý rườm rà, tự bán tự hưởng và tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh.
- Không cần khai báo thuế cho cơ quan chức năng.
- Phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ, lẻ, cung cấp một vài mặt hàng cơ bản.
Nhược điểm:
- Loại hình chỉ mang tính tạm thời với đối tượng là cá nhân kinh doanh.
- Không phù hợp với mô hình kinh doanh lớn hơn hay có ý định phát triển lâu dài.
- Sẽ bị cơ quan chức năng nhắc nhở, đình chỉ hoạt động khi phát hiện dấu hiệu đội lốt kinh doanh tự phát để trốn thuế.
Bán hàng online quy mô hộ cá thể, cần đăng ký kinh doanh
Ưu điểm:
- Được pháp luật bảo vệ.
- Phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, ít nhân viên (dưới 10 người), mặt hàng không nhiều và chỉ mở 1 cửa hàng bán offline kèm online.
Nhược điểm:
- Các vấn đề liên quan đến thuế còn nhập nhằng và thiếu minh bạch do cán bộ thuế được quyền áp mức thuế lên từng hộ kinh doanh chứ chưa có mức thuế chung cụ thể.
- Cá nhân kinh doanh cần thực hiện đăng ký kinh doanh với UBND cấp quận/huyện nơi hoạt động bán hàng được diễn ra.
Bán hàng online quy mô doanh nghiệp, cần đăng ký kinh doanh
Ưu điểm:
- Là hình thức kinh doanh chuyên nghiệp, bài bản với đối tượng khách hàng đa dạng.
- Các mức thuế được quy định rõ ràng.
- Có thể mở rộng (nhiều chi nhánh) và phát triển lâu dài, phù hợp với quy mô kinh doanh vừa và lớn.
Nhược điểm:
- Phải tiến hành khai báo thuế thường xuyên theo tháng, theo năm.
- Nhiều thủ tục pháp lý và quy định phải tuân theo. Nếu không thực hiện đầy đủ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Luật sư Nguyễn Đức Hoàng – Nơi sẻ chia, hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp
Luật sư Nguyễn Đức Hoàng là một trong những luật sư bào chữa hàng đầu hiện tại, với kinh nghiệm và kiến thức của mình, ông đã, đang và luôn là người bạn đồng hành của rất nhiều cá nhân, tổ chức; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ trong lĩnh vực tố tụng dân sự nói chung cũng như kinh doanh thương mại nói riêng. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề này, bạn có thể trực tiếp trao đổi với Luật sư Hoàng thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
- Phone : 0794.80.8888
- Email : hoang.nguyen@phan.vn
Ngoài ra, bạn có thể gặp trực tiếp Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam:
- Địa chỉ: 224-226 Nguyễn Phúc Nguyên, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc : Thứ 2 – thứ 6 : 8 giờ – 17 giờ 30