Quy trình, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất
Mục lục
Hiện nay, tỷ lệ doanh nghiệp được thành lập ngày càng tăng cao. Đây là bước đầu tiên đặt nền móng cho việc phát triển kinh doanh và mở rộng quy mô sau này cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được quy trình, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất. Dưới đây là chia sẻ của Phan Law Vietnam về quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp, mời bạn tham khảo nhé!
1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì?
Đăng ký thành lập doanh nghiệp thường được hiểu theo hai cách:
- Dưới góc độ kinh tế: Đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc thành lập tổ chức kinh doanh. Đặc biệt, cá nhân hoặc tổ chức thành lập phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về cơ sở vật chất như: vốn, trụ sở công ty, nhân lực, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng,…
- Dưới góc độ pháp lý: Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính do người đại diện sáng lập thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh, nhằm sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Quy trình để hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành rất nhiều cải cách và thủ tục về quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp. Dưới đây là quy trình mới nhất được Phan Law Vietnam cập nhập:
2.1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Bước đầu tiên để thành lập một doanh nghiệp thành công là lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc thù của từng mô hình kinh doanh, từ đó lựa chọn mô hình theo mục tiêu phát triển của công ty. Một số mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam bao gồm: Công ty TNHH, Công ty Cổ phần,…
Chuẩn bị bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ doanh nghiệp hoặc cổ đông (nếu có). Tuy nhiên, mỗi mô hình kinh doanh sẽ có quy định khác nhau về số lượng thành viên, cổ đông. Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần nghiên cứu rõ ràng quy định này trước khi thành lập cổ đông cho công ty.
*Lưu ý: Bản sao CMND phải có dấu công chứng không quá 3 tháng và thời hạn hiệu lực của CMND không quá 15 năm.
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp nên chú ý một vài điều sau:
- Chú ý cách đặt tên ngắn gọn, dễ nhớ và tránh trùng lặp. Đặc biệt, chủ doanh nghiệp nên truy cập vào “Cổng thông tin quốc gia” để xem tên công ty của mình có giống với công ty khác trên thị trường hay không.
- Cập nhật đầy đủ thông tin địa chỉ của trụ sở điều hành, bao gồm: số nhà, ngõ, ngách, đường, phường, xã, quận, số đường dây nóng, số fax,…
- Đăng ký vốn điều lệ phù hợp theo ngành nghề kinh doanh.
- Cập nhật chức danh người đại diện doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Thông thường người đại diện sẽ là Tổng Giám đốc.
- Xác định lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, ngành phải được mã hóa và đăng ký theo mã ngành cấp 4 theo quy định 27/2018/QĐ-TTg.
Xem thêm: Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
2.2. Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo đúng quy trình
Soạn thảo đầy đủ hồ sơ công ty và các giấy tờ cần thiết theo quy định mới hiện hành. Sau đó, hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính theo Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP. Tại đây, người đại diện theo pháp luật của công ty có thể tự mình nộp hồ sơ hoặc ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ, chủ doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 3 ngày. Và nếu hồ sơ không hợp lệ thì chủ doanh nghiệp sẽ nhận được thông tin để bổ sung hoặc chỉnh sửa những thông tin cần thiết.
2.3. Hoàn thiện con dấu pháp nhân
Con dấu pháp lý có vai trò vô cùng quan trọng đối với mô hình kinh doanh, nó thể hiện giá trị, sự tin cậy và chất lượng của doanh nghiệp đối với đối tác, Khách hàng. Để hoàn tất thủ tục làm con dấu pháp nhân, chủ doanh nghiệp cần thực hiện theo 2 bước dưới đây:
- Bước 1: Doanh nghiệp cần có 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao) để mang đến cơ sở có chức năng khắc dấu.
- Bước 2: Sau khi được thông báo đến nhận con dấu đã hoàn chỉnh. Chủ doanh nghiệp cần mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) để hoàn tất thủ tục nhận con dấu.
2.4. Hoàn thiện các thủ tục sau khi thành lập công ty
Theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và có con dấu hợp pháp, doanh nghiệp được tiến hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, một số thủ tục sau đây vẫn cần phải được hoàn thiện để đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra tốt đẹp.
- Kê khai thuế ban đầu với cơ quan thuế nơi bạn đăng ký kinh doanh trong khoảng thời gian quy định.
- Đăng ký khai thuế qua dịch vụ chữ ký số theo quy định số 21/2012QH13.
- Thực hiện việc công bố theo Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài theo Mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính).
- Treo hóa đơn mẫu liên 2 tại trụ sở của công ty (yêu cầu bắt buộc).
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.