Quy trình đăng ký mã vạch sản phẩm theo quy định của pháp luật
Mục lục
Ngày nay với sự phát triển nhanh của nề kinh tế thì có rất nhiều loại sản phẩm mới ra đời để đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất của con người. Để giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận, nắm bắt các thông tin cơ bản của sản phẩm thì sản phẩm đó phải tiến hành các quy trình đăng ký mã vạch sản phẩm theo đúng quy định của pháp luật. Mã vạch giống như một “Chứng minh thư” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.
Mã số mã vạch là gì?
Thực tế, định nghĩa đăng ký mã vạch không được đề cập trong bất kỳ văn bản pháp luật nào. Tại Điều 3 Quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN giải thích, mã số là một dãy các con số được sử dụng nhằm mục đích phân định sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức. Trong khi đó mã vạch là một dãy các vạch được sắp xếp song song, chúng sẽ kết hợp cùng với mã số giúp máy quét có thể đọc được thông tin.
Cấu tạo của mã số mã vạch
Mã vạch là một chuỗi các ký tự số được mã hóa thành các sọc đen trắng. Và được quy ước theo từng quy định khác nhau. Mã vạch là một nhóm các vạch và khoảng trống song song. Đặt xen kẽ dùng để thể hiện mã số dưới dạng kẻ sọc máy đọc mã vạch có thể đọc được. Mã vạch còn được ứng dụng ở rất nhiều môi trường khác nữa. Nhưng chúng vẫn là một quy chuẩn chung của mã vạch. Chỉ có điều là áp dụng ở các môi trường khác nhau thì chúng có đôi chút khác nhau như số lượng ký tự. Nhưng về cách thức mã hóa thì chúng vẫn phải tuân theo một quy chuẩn chung trên toàn thế giới. Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: Một phần là ký tự số và một phần là phần sọc đen trắng dành cho máy đọc mã vạch đọc chúng. Mã số của hàng hoá là một dãy con số dùng để phân định hàng hoá. Áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng. Nếu thẻ căn cước giúp ta phân biệt người này với người khác. Thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.
Mã Vạch EAN-13
Mã vạch EAN có cấu tạo kể từ bên trái, khu vực để trống không ghi ký hiệu nào cả. Ký hiệu bắt đầu, ký hiệu dãy số bên trái, ký hiệu phân cách, ký hiệu dãy số bên phải, số kiểm tra, ký hiệu kết thúc. Sau đó là khoảng trống bên phải. Toàn bộ khu vực mã vạch EAN-13 tiêu chuẩn có chiều dài 37.29 mm và chiều cao là 25,93mm. Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải
- Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu
- Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
- Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
- Số cuối cùng là số kiểm tra
Chỉ thể hiện các con số với chiều dài cố định. Là mã đa chiều rộng, tức là mỗi vạch (hay khoảng trống) có thể có chiều rộng từ 1 đến 4 mô đun. Do vậy, mật độ mã hoá cao nhưng độ tin cậy tương đối thấp, đòi hỏi có sự chú ý đặc biệt khi in mã.
Mã Vạch của Việt Nam
Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số. Mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã số quốc gia của Việt Nam là 893. Danh mục mã số quốc gia của các nước trong phụ lục kèm theo. Mã doanh nghiệp do tổ chức mã số vật phẩm, quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên của họ. Ở Việt Nam mã doanh nghiệp do EAN-VN cấp cho các doanh nghiệp thành viên của mình.Mã mặt hàng do nhà sản xuất quy định cho hàng hoá của mình. Nhà sản xuất phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không được có bất kỳ sự nhầm lẫn nào. Ngoài mã chuẩn là EAN-13 còn rất nhiều các loại mã vạch định dạng khác nhau nữa. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà các bạn có thể tìm hiểu thêm các loại mã vạch cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.
Hồ sơ quy trình đăng ký mã vạch sản phẩm cho doanh nghiệp
Căn cứ theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN, hồ sơ thủ tục đăng ký mã vạch cho doanh nghiệp được quy định như sau: Mọi cá nhân, tổ chức muốn được sử dụng mã số mã vạch sẽ phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo quy định. Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) xem xét, đánh giá và đưa ra quyết định chấp thuận hay không. Vì thế, khâu chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch đòi hỏi độ chính xác cao. Các hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm: Quá trình chuẩn bị hồ sơ, kê khai thông tin không quá khó nhưng khá phức tạp. Nếu trong quá trình thực hiện cần hỗ trợ, tư vấn thêm quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp.
Thời gian đăng ký mã số mã vạch trong vòng bao lâu?
Trong khoảng thời gian từ 02- 03 ngày làm việc tính từ thời điểm hồ sơ được nộp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, quý khách hàng sẽ được cấp và sử dụng mã số mã vạch nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ. Giấy chứng nhận quyền mã số mã vạch sẽ được cấp cho người đã ký sau 1 tháng. Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, Tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ nêu rõ nguyên nhân, cá nhân, tổ chức sẽ phải sửa đổi, bổ sung và gửi lại trong thời gian sớm nhất
Dịch vụ đăng ký mã vạch cho doanh nghiệp
Là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và đặc biệt là đăng ký mã số mã vạch, Phan Law Vietnam đã và đang được nhiều khách hàng tin dùng và lựa chọn. Trong quá trình tư vấn và cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm, Phan Law Vietnam sẽ thực hiện các công việc sau