Người lao động thực hiện ký hợp đồng với hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
Mục lục
Hộ kinh doanh cá thể là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến, được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, mọi người thắc mắc người lao động thực hiện ký hợp đồng với hộ kinh doanh cá thể như thế nào? Qua bài viết dưới đây, Phan Law Vietnam sẽ cùng tìm hiểu về việc ký hợp đồng với hộ kinh doanh cá thể nhé!
1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Theo quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đưa ra khái niệm về hộ kinh doanh như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”
Đối với trường hợp các thành viên trong gia đình đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì cần phải ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh; người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh không được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Hộ kinh doanh và doanh nghiệp đều được coi là các tổ chức kinh tế; thực hiện các hoạt động thương mại. Tuy nhiên hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp.
Để thành lập hộ kinh doanh cá thể cần đáp ứng quy định theo Khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
- Ngành, nghề đã đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh được đặt theo quy định;
- Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ;
- Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
2. Người lao động ký hợp đồng với hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019: “Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.” Vì vậy, nếu bạn là chủ hộ kinh doanh cá thể thì vẫn phải ký kết hợp đồng lao động khi đã thuê nhân viên.
Tùy theo tính chất, mức độ công việc mà bạn có thể lựa chọn loại hợp đồng được quy định tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019. Bao gồm:
- Hợp đồng lao động có thời hạn xác định;
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Hợp đồng đào tạo nghề;
- Hợp đồng thử việc.
Trong trường hợp bạn mới thuê nhân viên thì có thể ký hợp đồng thử việc trước. Thời gian hợp đồng thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý; Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh yêu cầu trình độ trung cấp kỹ thuật, trình độ nghề, trình độ chuyên môn trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: “Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế gì?”
3. Khi ký hợp đồng với hộ kinh doanh cá thể cần lưu ý những điều gì?
Trước khi ký hợp đồng với hộ kinh doanh cá thể bạn cần lưu ý những điều sau:
3.1. Loại hợp đồng lao động ký kết
Ký hợp đồng với hộ kinh doanh cá thể sẽ thông qua một số hợp đồng sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động có thời hạn, trong đó hai bên xác định thời hạn; Thời gian chấm dứt hợp đồng lao động không quá 36 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
3.2. Hình thức hợp đồng lao động
Bộ luật Lao động 2019 tiếp tục ghi nhận 02 hình thức hợp đồng theo quy định hiện hành đó là bằng lời nói và văn bản. Tuy nhiên hiện nay, Bộ luật này đã bổ sung thêm hình thức hợp đồng lao động điện tử.
Cũng tại khoản 2 Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng; trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18; Điểm a Khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.”
3.3. Nội dung hợp đồng lao động
Khi ký kết hợp đồng với hộ kinh doanh cá thể cần phải đáp ứng các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ người sử dụng lao động và họ tên; Chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ, tên, ngày sinh, giới tính, nơi cư trú; số căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
- Nơi làm việc, địa điểm làm việc;
- Thời hạn hợp đồng lao động;
- Tiền lương theo công việc, chức danh; hình thức trả lương, kỳ trả lương, các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Chế độ thăng tiến, nâng lương;
- Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi;
- Cung cấp phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn.