Nghĩa vụ sau khi đăng ký kinh doanh công ty
Mục lục
Đăng ký kinh doanh công ty là một trong những nghĩa vụ đầu tiên của các chủ thể kinh doanh. Đây là cột mốc quan trọng quyết định sự hình thành và hoạt động chính thức của doanh nghiệp mới. Tuy nhiên sau khi đã trở thành một đơn vị kinh doanh thực thụ thì công ty đó còn có những nghĩa vụ chung khác. Việc thực hiện đúng nghĩa vụ giúp công ty tránh khỏi những hậu quả pháp lý bất lợi. Điều 8 Luật doanh nghiệp 2014 đã cụ thể nội dung này với các nghĩa vụ cơ bản sau đây.
Điều kiện kinh doanh
Đối với những chủ thể đăng ký kinh doanh công ty trong nhóm ngàn, nghề có điều kiện thì đây là nghĩa vụ cốt yếu. Vốn dĩ trước khi được cho phép hoạt động, công ty đã phải đáp ứng các điều kiện này. Tuy nhiên việc đáp ứng này vẫn phải được duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Khoản 1 Điều 8 Luật doanh nghiệp đã quy định rõ, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghể đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư và bảo đảm duy tri đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quả trình hoạt động kinh doanh. Việc không thực hiện đúng nghĩa vụ này dẫn đến quá trình kinh doanh bị tạm ngưng và gián đoạn.
Công tác kế toán
Công ty phải tổ chức công tác kế toán, lập và nộp bảo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
Nghĩa vụ về thuế
Dù cho doanh nghiệp có hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ nghĩa vụ thuế. Ngay sau khi đăng ký kinh doanh công ty ty cần thực hiện việc kê khai thuế, nộp thuế. Nghĩa vụ này vẫn được thực hiện xuyên suốt trong suốt quá trình hoạt động. Ngoài thuế thì doanh nghiệp còn phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của luật. Việc thực hiện đúng nghĩa vụ này cũng thể hiện được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội.
Nghĩa vụ đối với người lao động
Người lao động là yếu tố quan trọng nhất đối với mọi doanh nghiệp dù thuộc loại hình nào. Do vậy mà nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhóm chủ thể này là rất quan trọng. Trước hết phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định. Không phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp. Không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em trái với pháp luật về lao động. Doanh nghiệp cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ. Đặc biệt phải tuân thủ chế độ bảo hiểm cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Một số nghĩa vụ khác
Ngoài ra, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và cộng đồng về các vấn đề liên quan. Từ chất lượng hàng hóa đến chất lượng dịch vụ mà mình cung ứng cho khác hàng. Phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về đăng ký, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Chấp hành việc công khai thông tin về sự thành lập, hoạt động khi đăng ký kinh doanh công ty. Chịu trách nhiệm tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Nếu phát hiện thông tin thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung ngay. Những nghĩa vụ này sẽ chính thức xác lập sau khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh công ty.