Ngành nghề đăng ký kinh doanh là gì?
Mục lục
Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh là gì? Cách ghi mã ngành đăng ký kinh doanh như thế nào? Đây là các câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian qua liên quan đến đăng ký doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu từng nội dung trong bài viết dưới đây.
1. Ngành nghề đăng ký kinh doanh là gì?
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về ngành nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau:
“1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.”
Hiện nay, hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam được quy định cụ thể tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Trước đó, được quy định tại Quyết định 10/2007/QĐ-TTg.
Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam là căn cứ để lựa chọn mã ngành nghề khi thành lập, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi và mã hóa theo ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trừ những ngành, nghề cấm kinh doanh.
Mã ngành cấp 4 chính là danh mục ngành nghề kinh doanh được quy định tại điều Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, Phụ lục I và II Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam áp dụng từ 20/08/2018.
2. Thay đổi đăng ký kinh doanh
Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh 2022 thực hiện như sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
Doanh nghiệp sẽ soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo nội dung đã được chúng tôi hướng dẫn cụ thể trong bài viết.
Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi tới Cơ quan đăng ký kinh doanh
Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ được doanh nghiệp hoặc tổ chức được doanh nghiệp ủy quyền nộp tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính theo hình thức nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh từ Cơ quan đăng ký
Trong quá trình thẩm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ được chấp nhận hợp, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ghi nhận nội dung thay đổi theo yêu cầu của doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh mới.
Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản lý do từ chối để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.
Bước 4: Thông báo thông tin thay đăng ký kinh doanh đổi trên Cổng thông tin quốc gia
Sau khi hoàn thành việc thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần công bố nội dung thay đổi trên cổng thông tin quốc gia theo đúng quy định của Luật Doanh Nghiệp.
Bước 5: Thực hiện các công việc khác sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh
Phụ thuộc vào từng nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các công việc sau khi thay đổi như đổi tên công ty sẽ liên quan đến đổi con dấu công ty.
Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh, chúng tôi – Đăng ký kinh doanh nhanh tự tin cam kết hoàn thành các thủ tục một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất cho bạn. Dịch vụ của chúng tôi gồm có:
- Soạn thảo thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
- Soạn quyết định, biên bản họp của hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên), của đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên) về những sửa đổi trong điều lệ công ty;
- Thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi giấy phép và nhận kết quả tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
- Nộp hồ sơ khắc dấu và xin cấp chứng nhận đăng ký mẫu dấu mới (đối với những công ty thay đổi địa chỉ khác quận, tên hoặc loại hình công ty);
- Bàn giao giấy phép kinh doanh mới và con dấu tận nơi.