Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn?
Mục lục
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi có ý định khởi nghiệp. Vậy 2 mô hình này có gì giống và khác nhau. Bài viết của Phan Law Vietnam dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của 2 mô hình này.
1. Sơ lược về công ty và hộ kinh doanh
Dưới đây là những thông tin về sự khác nhau giữa công ty và hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1.1. Công ty
Thành lập công ty là tổ chức có tên riêng, có trụ sở giao dịch, tài sản riêng và được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, các loại hình doanh nghiệp được quy định rõ ràng như sau:
- Công ty TNHH: Công ty TNHH bao gồm Công ty TNHH một thành viên do 1 tổ chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và tối đa là 50 tổ chức hoặc tổ chức làm thành viên. Thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
- Công ty cổ phần: Là loại hình doanh nghiệp đặc thù, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hoặc tổ chức có thể là cổ đông của công ty và số lượng tối thiểu là 3 cổ đông và không có giới hạn tối đa.
- Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp danh và có thể có thêm thành viên góp vốn ngoài thành viên hợp danh. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn mình góp; còn thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi tài sản về nghĩa vụ của công ty.
- Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình. Doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể được thành lập bởi một cá nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh.
1.2. Hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh do cá nhân, tổ chức làm chủ sở hữu là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc do một gia đình làm chủ. Hộ kinh doanh chỉ được phép sử dụng dưới 10 lao động, đăng ký tại một địa điểm và chủ hộ kinh doanh phải chịu toàn bộ tài sản của mình để hoạt động kinh doanh.
Nếu các thành viên trong hộ đăng ký kinh doanh thì phải ủy quyền cho một thành viên làm đại diện kinh doanh. Cá nhân được các thành viên ủy quyền làm người đại diện sẽ là chủ doanh nghiệp.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình mới nhất
2. Ưu điểm, nhược điểm của công ty
2.1. Ưu điểm
- Có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân), có con dấu pháp luật và được phép xuất hóa đơn đỏ.
- Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về tài sản góp vào công ty, không chịu trách nhiệm về tài sản cá nhân trước công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân).
- Khả năng huy động vốn cao hơn hộ kinh doanh vì công ty có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tăng khả năng vay vốn từ các tổ chức tín dụng và số lượng thành viên góp vốn cũng cao hơn hộ kinh doanh.
- Được phép mở rộng kinh doanh như mở thêm chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác.
- So với các mô hình kinh doanh khác, công ty sẽ nhận được nhiều khoản vay ưu đãi hơn.
- Công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về một lĩnh vực nhất định.
2.2. Nhược điểm
- Chế độ kế toán, sổ sách kế toán, kiểm toán phức tạp và doanh nghiệp cũng phải nộp thuế nhiều hơn hộ kinh doanh.
- Thủ tục thành lập công ty khá phức tạp. Hồ sơ, thủ tục, tài liệu phải tuân theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP và nộp cho cơ quan đăng ký để xử lý.
- Do công ty sử dụng nhiều lao động trên quy mô lớn nên việc quản lý lao động trở nên khó khăn hơn.
- Trong trường hợp một số loại hình công ty có số lượng thành viên góp vốn lớn, việc kiểm soát các thành viên trở nên khó khăn, có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa một số thành viên.
3. Ưu điểm, nhược điểm của hộ kinh doanh
3.1. Ưu điểm
- So với các công ty, hộ kinh doanh có thủ tục thành lập tương đối đơn giản và không mất quá nhiều thời gian, chi phí.
- Vì số lượng ít, chủ yếu là người trong cùng một hộ gia đình nên việc quản lý dễ dàng.
- Không bị hạn chế về vốn, hộ kinh doanh có thể kinh doanh với số vốn ít hoặc lớn nên có khả năng quay vòng vốn nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh.
- Hộ kinh doanh có thể nộp mức thuế khoán cố định hàng tháng do cơ quan thuế quyết định và lệ phí môn bài sẽ tùy thuộc vào doanh thu từng năm mà không phát sinh bất kỳ chi phí nào.
3.2. Nhược điểm
- Quy mô nhỏ, mỗi hộ kinh doanh chỉ được sử dụng tối đa 10 lao động, làm hạn chế khả năng mở rộng và phát triển của hộ kinh doanh.
- Chủ hộ kinh doanh chỉ có thể đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, không thể mở bất kỳ địa điểm, chi nhánh kinh doanh nào khác.
- Mọi thành viên trong hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản hoạt động kinh doanh của hộ.
- Khả năng huy động vốn thấp nên hộ kinh doanh chỉ có thể tự quản lý vốn hoặc vay mượn từ các cá nhân, tổ chức khác.
- Hộ kinh doanh không được cấp hóa đơn đỏ. Nếu muốn xuất hóa đơn cho khách hàng thì cần liên hệ với cơ quan thuế để mua và số lượng mua cũng có hạn.
Qua những ưu, nhược điểm của 2 loại hình trên, chúng ta có thể thấy tùy vào quy mô hoạt động và khả năng tài chính mà các bạn có thể lựa chọn đăng ký. Nếu bạn muốn mở rộng quy mô sản xuất, mô hình kinh doanh thì việc lựa chọn đăng ký thành lập công ty là lựa chọn đúng đắn. Nếu bạn chỉ có nhu cầu kinh doanh quy mô nhỏ tại địa phương thì đăng ký hộ kinh doanh là phù hợp nhất.