Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tư vấn về các trường hợp giải thể doanh nghiệp
Mục lục
Xin chào Luật sư Nguyễn Đức Hoàng, tôi có một vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi có sở hữu một công ty nhỏ. Tuy nhiên vì dịch bệnh covid-19 nên làm ăn thua lỗ. Tôi đang có ý định giải thể doanh nghiệp. Kính mong Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tư vấn về thủ tục giải thể doanh nghiệp và các trường hợp giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi đến luật sư. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tư vấn như sau:
Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể doanh nghiệp là thủ tục chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, với tư cách là một chủ thể kinh doanh bằng cách thanh lí tài sản của doanh nghiệp để trả cho các chủ nợ.
Doanh nghiệp có thể bị giải thể theo quyết định của các chủ sở hữu (giải thể tự nguyện) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (giải thể bắt buộc) hoặc khi kết thúc thời hạn hoạt động mà không được gia hạn. Doanh nghiệp buộc phải giải thể khi không đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do hoạt động vi phạm các quy định của pháp luật. Ví dụ: không tiến hành hoạt động kinh doanh sau
Các trường hợp giải doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp chính là việc công ty (doanh nghiệp) thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh của mình. Có rất nhiều lý do khiến các thương nhân sau khi đăng ký kinh doanh hoặc sau một thời gian hoạt động lại quyết định giải thể: có thể là do các chủ sở hữu đạt được mục tiêu đặt ra hoặc không thể tiến hành hoạt động kinh doanh được nữa; bị cơ quan chức năng bắt phải giải thể theo quy định của pháp luật…
Doanh nghiệp có thể giải thể trong trường hợp sau:
- Trường hợp tự nguyện: Theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên và chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
- Trường hợp bị cơ quan chức năng yêu cầu giải thể: Khi các thành viên trong công ty chuyển nhượng vốn góp, cổ phần hoặc công ty mua lại phần vốn góp, khiến công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Điều kiện giải thể doanh nghiệp
Thực tế cho thấy có nhiều người thành lập công ty và sau đó cho dù công ty dù không hoạt động nữa nhưng không có thông báo tạm ngừng hoạt động, không giải thể doanh nghiệp do ngại thủ tục và hồ sơ phức tạp, tốn nhiều thời gian…
Việc này khiến cho công tác quản lý doanh nghiệp của nhà nước gặp khó khăn và các chủ sở hữu cũng thiệt hại về tài sản ngày càng tăng dần theo thời gian. Chính vì thế, khi bạn không tiếp tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được nữa thì nên tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho chính bạn.
Doanh nghiệp có thể giải thể khi đáp ứng được toàn bộ các điều kiện sau:
- Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, như lương của người lao động, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội và khoản nợ đối với các đối tác làm ăn.
- Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Án hoặc Trọng tài thương mại.
Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Đối với trường hợp công ty bị giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa Án, thì thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện như sau:
Bước 1. Ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án hoặc quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau đó cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể công ty.
Bước 2. Sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp của Tòa Án, doanh nghiệp phải triệu tập họp để ra quyết định giải thể (Quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc của Hội đồng thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn; quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần)
Doanh nghiệp giải thể phải gửi:
- Quyết định giải thể;
- Danh sách các chủ nợ và phương thức giải quyết nợ đối với từng chủ nợ: địa điểm, phương thức thanh toán và cách thức, thời hạn thanh toán.
Đến các cơ quan sau:
- Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Cơ quan quản lý thuế trực tiếp;
- Người lao động;
- Niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp;
- Các chủ nợ.
Bước 3. Cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc giải thể doanh nghiệp
Sau 180 ngày kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể mà không có sự phản đối của bên có liên quan hoặc trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị giài thể của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo giải thể doanh nghiệp và chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thôn tin điện tử.
Trên đây là tư vấn về thủ tục giải thể doanh nghiệp từ Luật sư Nguyễn Đức Hoàng về các trường hợp giải thể doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
Luật sư Nguyễn Đức Hoàng là một trong những luật sư bào chữa hàng đầu hiện tại, với kinh nghiệm và kiến thức của mình, ông đã, đang và luôn là người bạn đồng hành của rất nhiều cá nhân, tổ chức; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề này, bạn có thể trực tiếp trao đổi với Luật sư Hoàng thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
- Phone : 0794.80.8888
- Email : hoang.nguyen@phan.vn
Ngoài ra, bạn có thể gặp trực tiếp Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam:
- Địa chỉ: 224-226 Nguyễn Phúc Nguyên, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc : Thứ 2 – thứ 6 : 8 giờ – 17 giờ 30