Khi thuê kho có phải đăng ký địa điểm kinh doanh không?
Mục lục
Trước sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu cho thuê kho bãi ngày càng gia tăng để đảm bảo việc lưu trữ, phân phối hàng hóa của doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp băn khoăn về vấn đề pháp luật rằng khi thuê kho có phải đăng ký địa điểm kinh doanh hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề đăng ký kho bãi trong quá trình kinh doanh!
1. Kho chứa hàng có thuộc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không?
Việc xác định kho chứa hàng có thuộc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hay không phụ thuộc vào hoạt động cụ thể diễn ra tại kho hàng đó.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Do đó, nếu kho hàng chỉ đơn thuần dùng để lưu trữ hàng hóa, không diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi trực tiếp với khách hàng thì không được xem là địa điểm kinh doanh.
Tuy nhiên, nếu tại kho hàng diễn ra các hoạt động như:
- Bán hàng trực tiếp cho khách hàng đến kho lấy hàng: Hoạt động bán hàng này tương tự như bán hàng tại cửa hàng thì kho hàng được xem là địa điểm kinh doanh.
- Chuyển phát hàng hóa từ kho cho khách hàng: Đây là hoạt động cung cấp dịch vụ. Lúc này, kho hàng sẽ được xem là nơi cung cấp dịch vụ, do đó cũng là địa điểm kinh doanh.
- Có trưng bày sản phẩm để khách hàng đến xem và đặt mua: Hoạt động trưng bày sản phẩm tương tự như hoạt động bán hàng tại cửa hàng, do đó kho hàng được xem là địa điểm kinh doanh.
Doanh nghiệp cần lưu ý rằng, việc xác định kho hàng có thuộc địa điểm kinh doanh hay không có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các nghĩa vụ thuế, kế toán và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
2. Thuê kho có phải đăng ký địa điểm kinh doanh không?
Doanh nghiệp thắc mắc khi thuê kho có phải đăng ký địa điểm kinh doanh hay không? Thông tin giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào một vài lý do sau:
– Về chức năng kinh doanh, kho chứa hàng cần có chức năng lưu trữ hàng hóa và trở thành địa điểm kinh doanh theo các quy định sau:
- Theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
- Theo khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, kinh doanh là thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ, tiện ích nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Trụ sở chính hay địa điểm kinh doanh là nơi để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.
- Theo điểm a, khoản 2 Điều 31 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác ngoài trụ sở hoặc chi nhánh.
Như vậy, nếu doanh nghiệp thuê kho hàng để chứa hàng và không thực hiện hoạt động kinh doanh thì sẽ không cần phải đăng ký giấy tờ theo quy định của pháp luật. Còn với kho hàng vẫn thực hiện việc trao đổi buôn bán tạo doanh thu thì cần hoàn thành thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần lưu ý rằng, việc xác định kho hàng có thuộc địa điểm kinh doanh hay không có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các nghĩa vụ thuế, kế toán và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Việc không đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh và nộp thuế môn bài có thể dẫn đến các vi phạm pháp luật và doanh nghiệp có thể bị xử phạt.
Xem thêm: Quy định nộp thuế đối với xe vận tải không đăng ký kinh doanh
3. Khi thuê kho không đăng ký địa điểm kinh doanh bị phạt như thế nào?
Khi thuê kho có phải đăng ký địa điểm kinh doanh hay không? Không đăng ký bị phạt như thế nào? Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng cần đăng ký địa điểm kinh doanh khi thuê kho, nhưng trong trường hợp bắt buộc mà không đăng ký có thể xảy ra một số rủi ro như:
- Khi xảy ra tranh chấp liên quan đến pháp luật, doanh nghiệp không được bảo vệ vì không có địa điểm kinh doanh hợp pháp. Điều này có thể dẫn đến những thiệt hại đáng kể về tài chính và uy tín cho doanh nghiệp.
- Khi có người quản lý thị trường đến kiểm tra, nếu phát hiện doanh nghiệp không đăng ký địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Mức phạt có thể lên đến hàng chục triệu đồng.
Cụ thể, theo Điều 54 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP, phí phạt khi doanh nghiệp không đăng ký địa điểm kho hàng mà hoạt động trái phép được quy định như sau:
Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Kinh doanh tại địa điểm mà không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh tại nơi doanh nghiệp (địa điểm kinh doanh thuộc doanh nghiệp) hoặc chi nhánh (địa điểm kinh doanh thuộc chi nhánh) hoạt động kinh doanh.
- Nếu có xảy ra vi phạm Pháp luật về thuế thì sẽ xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính của lĩnh vực thuế;
- Chấm dứt hoạt động tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Chuyển chi nhánh, trụ sở, văn phòng đại diện sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đã đăng ký nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi mà chi nhánh, văn phòng đại diện được chuyển đến.