Kế toán doanh nghiệp thương mại
Mục lục
Một doanh nghiệp để vận hành không thể thiếu bộ phận kế toán. Kế toán doanh nghiệp được xem là bộ phận vô cùng trọng yếu, cán cân trực tiếp thực hiện điều chỉnh các hoạt động liên quan đến doanh thu, tổ chức vận hành của cả một doanh nghiệp. Hoạt động kế toán doanh nghiệp thương mại là ngành nghề khá khó và được nhiều nhà đầu tư khai thác để cung cấp dịch vụ với nguồn nhu cầu khá lớn hiện tại.
Tổng quan về công việc của kế toán doanh nghiệp
Theo định nghĩa tại khoản 8 Điều 3 Luật Kế toán 2015: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.”. Chi tiết hơn ở các hoạt động kế toán doanh nghiệp thương mại được chia thành:
- Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.
- Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
Kế toán viên khi hoạt động kế toán doanh nghiệp thương mại cần đảm bảo đáp ứng được đầy đủ nhiệm vụ và yêu cầu chung của ngành nghề này. Cụ thể được quy định tại Điều 4 và Điều 5 Luật Kế toán 2015:
“Điều 4. Nhiệm vụ kế toán
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Yêu cầu kế toán
- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
- Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
- Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.
- Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.”
Dịch vụ kế toán doanh nghiệp thương mại
Để đáp ứng nhu cầu kế toán hoạt động tại nhiều doanh nghiệp, dịch vụ kế toán doanh nghiệp là một trong những ngành nghề kinh doanh đặc biệt được ưa chuộng. Để kinh doanh dịch vụ này, bạn phải đáp ứng được các điều kiện của pháp luật. Trước hết, loại hình doanh nghiệp có thể kinh doanh dịch vụ kế toán chỉ bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.
Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu riêng để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ kế toán. Về cơ bản, sẽ có yêu cầu về:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
- Có số lượng kế toán viên hành nghề phù hợp
- Người đứng đầu doanh nghiệp phải là kế toán viên hành nghề.