Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty từ A – Z
Mục lục
Ước tính mỗi tháng, tại Việt Nam có đến hàng chục công ty ra đời. Chính vì vậy, khá nhiều người quan tâm đến thủ tục thành lập công ty hiện nay. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, trong chủ đề lần này, Phan Law Vietnam sẽ hướng dẫn các bước thủ tục thành lập công ty từ A – Z chi tiết nhất.
1. Lựa chọn loại hình công ty
Hiện đang có 5 loại hình doanh nghiệp được Luật doanh nghiệp công nhận:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.
- Công ty hợp danh.
- Công ty cổ phần.
- Doanh nghiệp tư nhân.
Khi đã đưa ra quyết định thành lập công ty, các chủ doanh nghiệp cần phải lựa chọn đúng loại hình doanh nghiệp, để có thể vận hành và hoạt động tốt trong tương lai. Để có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, bạn nên dựa vào những tiêu chí như điều kiện, tính chất, đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này.
Cách đơn giản nhất đó chính là dựa theo số lượng nhân sự tham gia thành lập công ty để lựa chọn loại hình thích hợp.
2. Xác định rõ vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, tên công ty và nơi đặt trụ sở
Sau khi đã lựa chọn loại hình công ty, bạn cần phải xác định rõ vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, tên công ty và nơi đặt trụ sở. Cụ thể:
2.1. Tên của công ty
Căn cứ vào Điều 37 thuộc Luật doanh nghiệp 2020, các cá nhân cần phải tuân thủ những điều kiện dưới đây khi đặt tên cho công ty:
- Phải là tên tiếng Việt và đáp ứng đầy đủ 2 thành tố, bao gồm: Tên riêng và loại hình doanh nghiệp.
- Không được trùng tên với những công ty đã thành lập trước đó.
- Tuyệt đối không được dùng tên của tổ chức chính trị xã hội, tên nhà nước,… để đặt tên cho công ty.
- Không được sử dụng những ký hiệu, từ ngữ,… vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam.
2.2. Xác định nơi đặt trụ sở công ty
Điều 42 Luật doanh nghiệp 2020 đã quy định rõ, trụ sở chính của công ty phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính.
2.3. Xác định vốn điều lệ
Nếu lựa chọn loại hình doanh nghiệp là công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần thì các cá nhân, tổ chức phải xác định rõ vốn điều lệ:
- Nếu loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần thì vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần đã được đăng ký mua hoặc bán khi thành lập công ty.
- Nếu là công ty TNHH hoặc công ty hợp danh: Là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty.
2.4. Xác định ngành, nghề kinh doanh
Doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tức là doanh nghiệp cần phải loại trừ các ngành, nghề mà pháp luật không cho phép kinh doanh.
Bên cạnh đó, khi đăng ký hoạt động kinh doanh cũng cũng cần tìm hiểu ký về các ngành nghề hạn chế kinh doanh, đầu tư và các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
3. Hồ sơ để đăng ký kinh doanh
Theo các Điều 19, 20, 21, 22 của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hồ sơ đăng ký kinh doanh từng loại hình doanh nghiệp như sau:
3.1. Đối với doanh nghiệp tư nhân
- Một tờ giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Giấy tờ pháp lý của chủ doanh nghiệp tư nhân (bản sao).
3.2. Đối với công ty hợp danh
- Một tờ giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ của công ty.
- Danh sách nhân sự của công ty.
- Giấy tờ pháp lý của từng nhân sự (bản sao).
- Nếu nhà đầu tư là người nước ngoài, cần có bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3.3. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
- Một tờ giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ của công ty.
- Danh sách nhân sự của công ty.
- Giấy tờ pháp lý của từng nhân sự (bản sao) trong trường hợp thành viên đó là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức nếu thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Trong trường hợp thành viên là người nước ngoài thì cần có bản sao các giấy tờ đã được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Đối với nhà đầu tư là người nước ngoài, cần có bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3.4. Đối với công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân nếu cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức nếu cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
- Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
4. Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh
4.1. Địa chỉ để nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh
Sau khi đã hoàn thành xong quá trình chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh, bạn cần đến tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh, nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp để nộp.
4.2. Hình thức nộp hồ sơ
Theo khoản 1 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp 2020 đã ghi rõ, các tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn 1 trong 3 hình thức sau để nộp hồ sơ:
- Nộp thông qua bưu điện.
- Nộp trực tiếp.
- Nộp online.
5. Nộp lệ phí đăng ký kinh doanh
Bước tiếp theo trong thủ tục thành lập công ty là gì? Đó chính là nộp lệ phí đăng ký kinh doanh. Theo khoản 37 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định, bạn có thể nộp phí, lệ phí đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh hoặc có thể chuyển trực tiếp vào tài khoản của phòng đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
6. Đến nhận giấy đăng ký doanh nghiệp
Theo khoản 5 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp 2020, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xét tính hợp lệ của hồ sơ và tiến hành cấp giấy đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ.
Nếu đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
- Kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
- Tên của doanh nghiệp đặt đúng theo quy định.
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh đầy đủ và hợp lệ.
- Nộp đủ phí và lệ phí đăng ký kinh doanh.
7. Tiến hành khắc con dấu công ty
Bước tiếp theo sau khi đã nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đó chính là cần khắc con dấu của công ty.để sử dụng trong các giao dịch.
Theo Điều 43 của Luật Doanh nghiệp 2020 đã ghi rõ, các doanh nghiệp sẽ tự quyết hình thức, số lượng của con dấu công ty.
8. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Thêm một bước quan trọng trong thủ tục thành lập doanh nghiệp, đó là công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Điều 32 của Luật Doanh nghiệp 2020.
8.1. Những nội dung cần được công bố
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh.
- Danh sách các cổ đông sáng lập.
- Đối với công ty cổ phần thì cần có danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
8.2. Thời hạn công bố
- 30 ngày tính từ ngày công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty uy tín
Bài viết trên của Phan Law Vietnam đã liệt kê các thủ tục thành lập công ty một cách chi tiết để bạn đọc nắm rõ. Hy vọng, những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn.