Hướng dẫn đăng ký Giấy phép kinh doanh chi tiết nhất
Mục lục
Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ bắt buộc các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các ngành, nghề có điều kiện phải có. Nếu không, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều bất lợi và có thể đối mặt với nguy cơ giải thể. Nếu bạn chưa biết cách đăng ký thì bài viết này sẽ hướng dẫn đăng ký Giấy phép kinh doanh chi tiết và mới nhất hiện nay.
1. Hướng dẫn đăng ký Giấy phép kinh doanh chi tiết
Không phải mọi doanh nghiệp đều cần đăng ký Giấy phép kinh doanh. Những doanh nghiệp không nằm trong Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và cả Điều 6 Luật đầu tư 2020 thì không cần Giấy phép kinh doanh.
Những doanh nghiệp thuộc 243 ngành, nghề trong danh sách Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mới cần có Giấy phép kinh doanh. Cách đăng ký loại giấy này như sau:
Chuẩn bị hồ sơ
Toàn bộ các giấy tờ và thông tin cần thiết để đăng ký Giấy phép kinh doanh sẽ được tổng hợp thành bộ bộ hồ sơ hoàn chỉnh.
Nộp hồ sơ
Chủ doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền sẽ nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
Chờ đợi trong 3 ngày
Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, sẽ có người thông báo cho chủ doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền để sửa đổi, bổ sung những thông tin cần thiết. Nếu được cấp giấy hoặc được thông báo thì doanh nghiệp không cần tiến hành bước tiếp theo.
Khiếu nại sau 3 ngày
Nếu không nhận được giấy phép và cũng không được thông báo để sửa đổi, bổ sung thông tin thì chủ doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền có quyền khiếu nại đơn vị cấp giấy phép để họ tiến hành giải quyết.
2. Hồ sơ đăng ký Giấy phép kinh doanh bao gồm những gì?
Như đã đề cập, nếu doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và hợp lệ thì sẽ có được Giấy phép kinh doanh có điều kiện trong vòng 3 ngày. Nếu không thì thời gian nhận giấy sẽ bị trì hoãn. Nhằm đảm bảo có giấy phép sớm nhất thì doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh có điều kiện
- Điều lệ công ty
- Phương án kinh doanh
- Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
- Chương trình kinh doanh
- Giấy tờ pháp lý cá nhân của người đứng đầu doanh nghiệp, các thành viên góp vốn thành lập doanh nghiệp, các cổ đông, các thành viên hợp danh
- Giấy xác nhận kinh nghiệm hoặc giấy tờ chứng minh thời gian hoạt động của người điều hành hoạt động kinh doanh
- Văn bản ủy quyền nếu doanh nghiệp ủy quyền cho đơn vị khác đăng ký Giấy phép kinh doanh
3. Những lưu ý khi đăng ký Giấy phép kinh doanh
Quá trình đăng ký kinh doanh cần được thực hiện chính xác nhằm đảm bảo tính pháp lý cho doanh nghiệp khi hoạt động. Vì vậy, doanh nghiệp nên chú ý những điều sau khi đăng ký giấy phép này:
3.1. Nên ủy quyền cho văn phòng luật sư
Khi đăng ký Giấy phép kinh doanh, người đăng ký cần phải chuẩn bị hồ sơ và hoàn thành toàn bộ quy trình đăng ký. Không những vậy, sau khi đăng ký giấy phép, doanh nghiệp cần phải thực hiện nhiều công việc khác. Nếu không có hiểu biết về luật thì không thể hoàn thành đầy đủ các hạng mục này.
Chính vì vậy, ủy quyền cho văn phòng luật sư là sự lựa chọn hợp lý. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn phương án này và nhận được kết quả đúng như mong đợi. Quá trình đăng ký của văn phòng luật sư hầu như không phát sinh sai sót, nếu có thì đều được giải quyết triệt để. Đồng thời, văn phòng luật còn hỗ trợ hoàn thành những việc cần làm sau khi đăng ký Giấy phép kinh doanh đúng theo quy định pháp luật.
3.2. Nơi cấp Giấy phép kinh doanh
Không phải Giấy phép kinh doanh của mọi ngành, nghề đều được một cơ quan duy nhất phụ trách cấp. Theo đó, mỗi cơ quan sẽ phụ trách một nhóm ngành, nghề cụ thể. Ví dụ như sau:
- Bộ Công thương: Giấy phép kinh doanh rượu, đồ uống có cồn, Giấy phép kinh doanh thuốc lá, Giấy phép kinh doanh hóa chất,…
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Giấy phép kinh doanh khách sạn, Giấy phép kinh doanh karaoke,…
- Bộ Y tế: Giấy phép kinh doanh mỹ phẩm, Giấy phép kinh doanh dược, Giấy phép kinh doanh thiết bị y tế, dụng cụ y tế,…
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Giấy phép kinh doanh thức ăn chăn nuôi, Giấy phép kinh doanh giống cây trồng,…
- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giấy phép kinh doanh giáo dục,…
- Bộ Giao thông vận tải: Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách,…
3.3. Chế tài áp dụng cho doanh nghiệp hoạt động không có giấy phép kinh doanh
Nếu doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và không có Giấy phép kinh doanh thì sẽ bị phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Mức phạt cụ thể sẽ dựa vào loại giấy phép mà doanh nghiệp cần có để xác định.
3.4. Những việc cần làm sau khi đăng ký Giấy phép kinh doanh
Đối với những doanh nghiệp được công nhận tư cách pháp nhân, sau khi đăng ký Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần đăng ký khắc dấu để có được con dấu pháp nhân cho mình. Sau đó, doanh nghiệp cần nộp thông báo mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tiếp đến, doanh nghiệp cần kê khai thuế môn bài và nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế.