Hướng dẫn các bước thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Mục lục
1. Khái niệm về công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Có thể hiểu, công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp có số lượng nhân sự từ 2- 50 người. Các thành viên phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Phần vốn góp của thành viên bị hạn chế chuyển nhượng, chỉ được chuyển nhượng khi có sự đồng ý của các thành viên còn lại.
2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có những ưu điểm và nhược điểm nào?
2.1. Về mặt ưu điểm
- Các thành viên trong công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
- Số lượng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp như công ty cổ phần.
- Chế độ chuyển nhượng vốn được quy định rõ ràng và chặt chẽ nên dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi thành viên, hạn chế tối đa sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
2.2. Về mặt nhược điểm
- Việc huy động vốn cho công ty do không có quyền phát hành cổ phiếu.
- Số lượng thành viên bị giới hạn không quá 50 thành viên nên loại hình này không phù hợp với quy mô kinh doanh lớn.
3. Điều kiện thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Về thành viên: Phải có ít nhất 2 thành viên góp vốn và tối đa không được vượt quá 50 thành viên. Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
- Về tên công ty: Tên công ty phải có đầy đủ hai thành tố là “ Loại hình công ty + Tên riêng”. Cụ thể, đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên thì tên loại hình doanh nghiệp có thể ghi là “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “Công ty TNHH”.
- Về vốn điều lệ: Không giới hạn mức vốn tối thiểu và tối đa, trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của công ty yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này.
- Về ngành nghề: Không thuộc các ngành nghề bị cấm theo quy định pháp luật.
4. Thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ gì?
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Danh sách thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên.
- Điều lệ công ty.
- CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực (bản sao có chứng thực) của các thành viên góp vốn, người đại diện theo pháp luật.
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì cần các giấy tờ sau: Bản sao GCN ĐKKD hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư; Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên là tổ chức nước ngoài.
Xem thêm: Tư vấn thành lập công ty
5. Hướng dẫn các bước thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
5.1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập công ty
Trong bộ hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ gồm có:
- Hộ chiếu còn hiệu lực, CCCD, CMND của thành viên góp vốn, chủ đầu tư, cổ đông và người đại diện theo pháp luật.
- Một tờ giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
- Điều lệ của công ty.
- Danh sách thành viên/cổ đông của công ty.
- Một số giấy tờ liên quan khác.
5.2. Tiến hành nộp hồ sơ và nhận kết quả
Trình tự, các bước thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm những bước nào? Bước tiếp theo sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần phải tiến hành nộp hồ sơ và chờ kết quả.
Người sáng lập hoặc người được ủy quyền sẽ thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông qua mạng điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi nộp, phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ kiểm tra và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ thì sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, còn trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu chủ doanh nghiệp bổ sung và chỉnh sửa.
5.3. Khắc con dấu công ty
Các bước thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm những bước nào? Bước cuối cùng, đó là doanh nghiệp cần lựa chọn con dấu của công ty. Theo luật doanh nghiệp 2020 quy định về thủ tục khắc dấu cho doanh nghiệp mới thành lập như sau:
- Có thể dùng dấu điện tử hoặc dấu tròn.
- Doanh nghiệp sẽ tự quyết định nội dung của con dấu.
- Doanh nghiệp tự quyết định số lượng của con dấu.
- Việc lưu giữ và quản lý dấu của doanh nghiệp sẽ thực hiện theo Điều lệ của công ty.
Bài viết trên của Phan Law Vietnam đã chia sẻ các bước thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên để bạn đọc nắm rõ. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc sẽ nắm rõ các kiến thức cơ bản và áp dụng vào kế hoạch thành lập doanh nghiệp của mình hiệu quả nhất.