Hộ kinh doanh có 2 cơ sở theo quy định của pháp luật
Mục lục
Hộ kinh doanh là một hình thức để tiến hành các hoạt động kinh doanh ở một quy mô vừa phải. Hình thức này phù hợp cho các gia đình hoặc một nhóm các cá nhân có mối quan hệ thân thiết. Mỗi hộ kinh doanh sẽ hoạt động tại một địa điểm nhất định và tiến hành các hoạt động như đã đăng ký trước đó. Như vậy về cơ bản một hộ kinh doanh sẽ gắn với một cơ sở. Tuy nhiên có một số hộ thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh ở một cơ sở khác. Vậy hộ kinh doanh có 2 cơ sở có được cho phép hay không?
Quy định chung về hộ kinh doanh
Mặc dù không được công nhận là một loại hình doanh nghiệp chính thức nhưng hộ kinh doanh vẫn được xem là một hình thức để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp. Do vậy mà pháp luật cũng có quy định cụ thể về đối tượng này nhằm bảo đảm tính thống nhất.
Hộ kinh doanh là gì?
Theo quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hộ kinh doanh là:
- Do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi hoặc hộ gia đình làm chủ. Nhóm chủ thể này phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
- Trường hợp có sử dụng từ mười lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Hộ kinh doanh có 2 cơ sở được hay không?
Từ quy định chung về hộ kinh doanh cho đến quyền và nghĩa vụ thành lập đều có thể hiện rõ việc mỗi chủ thể chỉ có thể thành lập tối đa 1 hộ kinh doanh. Ngoài ra thông qua quy định tại Điều 80 Nghị định này cũng thể hiện rõ hộ kinh doanh không được phép có 2 cơ sở.
Theo đó đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Như vậy, hộ kinh doanh có 2 cơ sở là trái với quy định của pháp luật trừ trường hợp kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động. Nếu thuộc trường hợp này thì cần thực hiện đăng ký thủ tục đăng ký theo quy định để bảo đảm không bị vi phạm.
Quyền và nghĩa vụ khi thành lập hộ kinh doanh
Vì là loại hình khá đơn giản nên điều kiện để thành lập hộ kinh doanh cũng không quá phức tạp. Chỉ cần là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc là các hộ gia đình thì đều có quyền thành lập hộ kinh doanh. Việc cần làm chỉ là thực hiện nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.