Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh
Mục lục
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh có phải là thành phần bắt buộc trong hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh? Mẫu giấy đề nghị đăng ký này có dạng như thế nào gồm những nội dung gì? Cách viết giấy đề nghị ra sao đảm bảo chuẩn xác nhất? Hãy cùng Văn phòng đăng ký kinh doanh nhanh tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây!
1. Quy định về giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký hộ kinh doanh như sau:
“Điều 87. Đăng ký hộ kinh doanh
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;”
Như vậy, Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh chính là một trong các loại giấy tờ cần phải có trong hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh mới. Có thể nói đây sẽ là cơ sở để thể hiện nhu cầu và mong muốn thành lập hộ kinh doanh.
2. Giấy đề nghị để đăng ký hộ kinh doanh có dạng như thế nào?
Mẫu giấy đề nghị để đăng ký hộ kinh doanh hiện được quy định cụ thể tại Phụ lục III-1 của Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
3. Hướng dẫn chi tiết cách viết giấy đề nghị đăng ký cho hộ kinh doanh
Chúng tôi nhận thấy trong quá trình khách hàng viết giấy đề nghị đăng ký cho hộ kinh doanh thì gặp rất nhiều khó khăn và thường xuyên phải sửa đi sửa lại.
Vì vậy trong bài viết dưới đây Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh chi tiết nhất.
- Kính gửi: Phòng Tài chính – Kế hoạch của nơi nộp hồ sơ. Ví dụ: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện X.
- Tôi là: Viết chữ in hoa có đầy đủ dấu. Ví dụ: NGUYỄN THỊ A
- Giới tính: Nữ.
- Sinh ngày: 20/10/197x
- Dân tộc: Ghi rõ dân tộc của mình Quốc tịch: Việt Nam.
- Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân: Tích vào ô theo loại giấy tờ phù hợp. Nếu bạn dùng Hộ chiếu thì tích vào ô Hộ chiếu và chứng minh nhân dân cũng tương tự như vậy.
- Số giấy tờ pháp lý của cá nhân: Là số Hộ chiếu hoặc số chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân
- Ngày cấp: Ghi chính xác ngày cấp ở ngay mặt đằng sau của chứng minh nhân dân hoặc ở ngay mặt có thông tin trong Hộ chiếu.
- Nơi cấp: Ghi rõ nơi cấp. Ví dụ: Hộ chiếu thường do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp; hay chứng minh nhân dân 9 số do Công an tỉnh cấp. Hiện nay, căn cước công dân gắn chíp do Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp.
- Ngày hết hạn (nếu có): Tùy vào từng cá nhân và từng loại giấy tờ pháp lý cá nhân sẽ ghi rõ về ngày hết hạn. Ví dụ trên Hộ chiếu sẽ có luôn ngày hết hạn ngay mặt thông tin. Còn ngày hết hạn trên chứng minh nhân dân 12 số hoặc căn cước công dân ghi ở ngay phía bên dưới ảnh.
- Địa chỉ thường trú: Phần này sẽ ghi theo hướng dẫn đảm bảo đầy đủ và chi tiết từ số nhà đến xã phường; quận, huyện; tỉnh, thành phố.
- Địa chỉ liên lạc: Cũng ghi đầy đủ tương tự như ghi địa chỉ thường trú.
- Điện thoại (nếu có): Nên ghi số điện thoại mình hay dùng.
- Email (nếu có): Cập nhật email để tiện liên lạc.
- Đăng ký hộ kinh doanh do tôi là chủ hộ với các nội dung sau:
- Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): HỘ KINH DOANH NGUYỄN THỊ A.
- Địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh: Ghi đầy đủ theo hướng dẫn. Ví dụ: Số nhà 2 ngách 1 ngõ 180 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Các mục điện thoại, fax, email, website: Không bắt buộc phải điền. Tuy nhiên nếu có thông tin của mục nào nên điền một cách đầy đủ.
- Ngành, nghề kinh doanh: Ghi đúng chính xác ngành nghề mình dự kiến kinh doanh. Lưu ý hộ kinh doanh được quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Không tiến hành kinh doanh các ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư. Nếu muốn kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì hộ kinh doanh sẽ phải đáp ứng đủ các điều kiện đó. Những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã được quy định cụ thể tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư. Ví dụ kinh doanh quán ăn.
- Vốn kinh doanh: Ở phần này sẽ ghi số vốn kinh doanh cụ thể. Ví dụ 100.000.000 VND (Bằng chữ: Một trăm triệu đồng Việt Nam).
- Số lượng lao động (dự kiến): Xác định số lượng lao động dự kiến mà mình sẽ sử dụng. Theo quy định mới tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP Thì hộ kinh doanh không bị giới hạn số lượng lao động giống như trước đây (trước đây hộ kinh doanh không được sử dụng quá 10 lao động, nếu quá phải thành lập doanh nghiệp).
- Chủ thể thành lập hộ kinh doanh: Là chủ thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
- Thông tin về các thành viên hộ gia đình tham gia thành lập hộ kinh doanh: Tại phần thông tin này sẽ bao gồm các thông tin về các thành viên hộ gia đình cụ thể: Số thứ tự; họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; địa chỉ liên lạc; địa chỉ thường trú; số ngày, cơ quan cấp giấy tờ chứng thực của cá nhân; chữ ký.
- Mục cuối cùng là chủ tịch hộ kinh doanh sẽ phải ký trực tiếp, lưu ý đầy đủ cả chữ ký cùng họ và tên.
4. Dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh của Văn phòng đăng ký kinh doanh nhanh
Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc đăng ký hộ kinh doanh hãy liên hệ với Văn phòng đăng ký kinh doanh nhanh để được hỗ trợ. Chúng tôi sẽ:
Tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến thành lập hộ kinh doanh. Ví dụ như: Điều kiện để có thể thành lập; Hồ sơ thành lập cần những gì; Cách chuẩn bị hồ sơ như thế nào;…
Đại diện cho hộ kinh doanh làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nộp hồ sơ, nhận kết quả và xử lý các vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập;
Tư vấn các vấn đề sau thành lập hộ kinh doanh.
Đến với Văn phòng Đăng ký kinh doanh nhanh, khách hàng chỉ cần cung cấp cho chúng tôi Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
Phục vụ tận tâm, thời gian xử lý công việc nhanh, hiệu quả, tài liệu cung cấp giản đơn, Văn phòng Đăng ký kinh doanh nhanh hứa hẹn sẽ mang đến cho Quý khách hàng sự hài lòng tối đa khi sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh.