[Giải đáp] Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh ở đâu?
Mục lục
Đăng ký thành lập doanh nghiệp là quá trình đăng ký tên và thông tin chi tiết với cơ quan quản lý nhà nước để bước vào quá trình hoạt động. Tuy nhiên, nhiều người chưa có kinh nghiệm và cũng không biết nên nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh ở đâu? Trong bài viết này, Đăng ký Kinh doanh nhanh sẽ cùng bạn tìm hiểu các kiến thức để đăng ký kinh doanh nhé!
1. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh ở đâu?
Khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan quản lý doanh nghiệp tương ứng. Cụ thể, cần nộp hồ sơ đăng ký thành lập kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm pháp lý và xử lý các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và việc đăng ký kinh doanh.
Bên cạnh đó, nếu thành lập hộ kinh doanh thì cần nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân quận/ huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính.
Với câu hỏi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh ở đâu? Bạn đã có câu trả lời rồi, vậy có thể nộp hồ sơ bành những hình thức nào? Xin mời bạn cùng tham khảo nội dung dưới đây.
1.1. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh trực tiếp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, người nộp đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Phòng đăng ký kinh doanh này được phân cấp theo cấp tỉnh, thành phố lớn và cấp huyện như sau:
- Thành lập công ty ở cấp tỉnh hoặc thành phố: Công ty cần nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, một đơn vị thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố. Tùy theo điều kiện và quy định của từng địa phương, có thể có nhiều địa điểm tiếp nhận và trả kết quả đăng ký kinh doanh trong tỉnh/thành phố.
- Thành lập công ty ở cấp huyện: Công ty có thể nộp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh tại quận, huyện, thị xã có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã mới đăng ký kinh doanh từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất.
1.2. Nộp hồ sơ đăng ký công ty trực tuyến
Thông qua Cổng thông tin quốc gia, chủ doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia tại địa chỉ đường Link sau.
Sau khi nộp hồ sơ, người nộp sẽ nhận được giấy biên nhận và khi có kết quả và phải thực hiện thủ tục trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh để nhận. Nếu ủy quyền cho người khác thì người được ủy quyền cần mang theo giấy ủy quyền và CMND/CCCD/Hộ chiếu.
2. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong bao lâu?
Bên cạnh thắc mắc nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh ở đâu thì chủ doanh nghiệp còn cần quan tâm đến thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Căn cứ vào Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
1. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
3. Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Như vậy, Phòng Đăng ký Kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu quá thời hạn trên mà doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì người thành lập có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền là cơ quan nào?
3. Thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những chi phí gì?
Ngoài cần chuẩn bị vốn thành lập công ty thì doanh nghiệp cần đóng những khoản phí sau:
- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và Đầu tư;
- Phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp;
- Chi phí mua chữ ký số khai thuế (token);
- Phí duy trì tài khoản ngân hàng;
- Chi phí mua hóa đơn điện tử và phát hành hóa đơn;
- Lệ phí môn bài.
Các khoản chi phí trên được liệt kê là theo quy định hiện hành của nhà nước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể phát sinh thêm các khoản chi phí khác.