[Giải đáp] Để thành lập doanh nghiệp cần phải làm gì?
Mục lục
Khởi nghiệp kinh doanh luôn là ước mơ của nhiều người, nhưng để hiện thực hóa giấc mơ ấy, việc thành lập một công ty là bước đi đầu tiên vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, câu hỏi “Để thành lập doanh nghiệp cần phải làm gì?” lại khiến không ít người băn khoăn. Vì vậy, qua bài viết dưới đây, Đăng ký Kinh doanh nhanh sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời chi tiết nhé!
1. Để thành lập doanh nghiệp cần phải làm gì?
Khởi nghiệp kinh doanh không chỉ là một ý tưởng sáng tạo mà còn đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, từ tài chính, chiến lược đến các thủ tục pháp lý. Vậy để thành lập doanh nghiệp cần phải làm gì?
1.1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản Pháp luật khác liên quan thì có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến trên thị trường hiện nay:
- Công ty TNHH một thành viên: Được sở hữu và quản lý bởi một cá nhân hoặc tổ chức duy nhất. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Sở hữu và quản lý bởi từ 2 đến 50 cá nhân hoặc tổ chức. Chịu trách nhiệm hữu hạn theo số vốn góp.
- Công ty cổ phần: Có tối thiểu 3 cổ đông trở lên. Chịu trách nhiệm hữu hạn theo số lượng cổ phần sở hữu.
- Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ. Chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân.
- Công ty hợp danh: Có ít nhất 2 thành viên hợp danh và có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn.
1.2. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp
Để thành lập doanh nghiệp cần phải làm gì? Lưu ý tiếp theo trong quá trình thành lập doanh nghiệp là lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp. Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ ban đầu. Việc xác định rõ các ngành nghề kinh doanh chính và các ngành nghề có tiềm năng mở rộng trong tương lai là một trong những yếu tố quan trọng.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đã đăng ký một ngành nghề nhất định nhưng sau này quyết định mở rộng sang lĩnh vực khác thì có thể điều chỉnh và bổ sung thêm vào danh sách hoạt động của mình. Sự linh hoạt trong việc điều chỉnh ngành nghề giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của môi trường kinh doanh và tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có.
1.3. Lựa chọn đặt tên công ty đúng pháp luật
Căn cứ theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chọn tên doanh nghiệp như sau:
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt có thể bao gồm chữ số và ký hiệu, phải phát âm rõ ràng và chứa ít nhất hai thành phần theo thứ tự: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
- Tên riêng cần được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu
- Tên công ty cần được hiển thị tại trụ sở chính, chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Đồng thời tránh đặt tên trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
1.4. Chọn trụ sở của công ty
Căn cứ Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 quy trình về địa điểm đặt trụ sở cho công ty như sau:
- Địa chỉ của công ty không chỉ là nơi liên lạc và giao dịch mà còn là yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh. Nó phải nằm trong lãnh thổ của Việt Nam và được xác định chi tiết bằng số nhà, tên phố, phường, quận, thành phố hoặc tỉnh thành, kèm theo số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử nếu có.
- Trong trường hợp trụ sở chưa có số nhà hoặc tên đường, yêu cầu cần xác nhận từ địa phương để chứng minh rằng địa chỉ đó chưa được đánh số hoặc có tên đường và xác nhận này phải được đính kèm trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Với những doanh nghiệp chưa có địa chỉ văn phòng nhưng muốn tận dụng cơ hội kinh doanh và tiến hành thành lập công ty, việc tham khảo dịch vụ cho thuê văn phòng ảo là một giải pháp hiệu quả để đăng ký kinh doanh và mở công ty mà không cần phải sở hữu địa chỉ văn phòng cố định.
1.5. Lựa chọn mức vốn điều lệ
Việc thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam không bị ràng buộc bởi một mức vốn tối thiểu nhất định (trừ một số ngành nghề đặc thù). Nhà sáng lập hoàn toàn tự do quyết định số vốn điều lệ phù hợp với quy mô và kế hoạch kinh doanh của mình. Mức vốn này không cần phải chứng minh bằng tiền mặt hoặc tài sản cụ thể. Tuy nhiên, việc khai báo vốn điều lệ là một cam kết pháp lý, người sáng lập sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về số vốn đã đăng ký.
Xem thêm: [Giải đáp] Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn điều lệ?
2. Những điều cần biết khi thành lập công ty
Bên cạnh việc thành lập doanh nghiệp cần phải làm gì thì chủ doanh nghiệp còn cần chú ý đến quy trình thành lập công ty. Dưới đây là một vài bước thành lập công ty mà Đăng ký Kinh doanh nhanh đã tổng hợp giúp bạn thực hiện dễ dàng hơn:
- Bước 1: Lựa chọn hình thức kinh doanh.
- Bước 2: Chuẩn bị bản sao có xác thực của giấy tờ cá nhân của chủ sở hữu (CMND/Hộ chiếu).
- Bước 3: Lựa chọn tên cho công ty, bao gồm tên loại hình (Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, …) và tên riêng của công ty.
- Bước 4: Xác định địa chỉ đăng ký kinh doanh.
- Bước 5: Định rõ lĩnh vực hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Lưu ý rằng việc đăng ký lĩnh vực kinh doanh phải tuân theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.