Giải đáp Công ty cổ phần tập đoàn là gì?
Mục lục
Trong Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định về loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần tập đoàn. Tuy nhiên, trong thực tế thì loại hình công ty này lại phổ biến. Vậy Công ty cổ phần tập đoàn là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Công ty cổ phần tập đoàn là gì?
Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, không có loại hình nào có tên gọi là công ty cổ phần tập đoàn mà chỉ có quy định về công ty cổ phần hoặc tập đoàn kinh tế.
Căn cứ theo quy định Điều 194 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về tập đoàn kinh tế như sau: “Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.”
Cùng với đó, khoản 1 Điều 2 Nghị định số 69/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“Tập đoàn kinh tế, tổng công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc công ty mẹ là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.”
Công ty cổ phần tập đoàn là gì? Có thể hiểu đây là công ty mẹ, tổ chức theo loại hình công ty cổ phần độc lập về mặt pháp lý. Vai trò của công ty mẹ là làm trung tâm quyền lực, nắm giữ cổ phần hoặc phần vốn góp để chi phối một hoặc nhiều công ty khác (gọi là công ty con). Điều này cho phép công ty mẹ có quyền kiểm soát công ty con.
Xem thêm: Đăng ký thành lập công ty cổ phần
2. Đặc điểm của Công ty cổ phần tập đoàn là gì?
Sau khi bạn đã nắm vững được khái niệm về Công ty cổ phần tập đoàn là gì thì hãy tìm hiểu những đặc điểm của loại hình này nhé. Cụ thể như sau:
- Hoạt động theo hình thức công ty mẹ, công ty con, trong đó mỗi công ty đều có tư cách pháp nhân và đảm đương quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.
- Không có tư cách pháp nhân và không được thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
- Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền để xem xét và đề nghị việc thành lập tập đoàn kinh tế. Việc thành lập tập đoàn kinh tế phải thông qua đề án thành lập và căn cứ vào quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ.
3. Điều kiện thành lập Công ty cổ phần tập đoàn là gì?
Theo Điều 4 Nghị định số: 23/2022/NĐ-CP về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, để thành lập. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được xem xét thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có ngành, lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Đảm bảo điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng quy định tại Điều 5 Nghị định số: 23/2022/NĐ-CP;
- Có Hồ sơ yêu cầu thành lập hợp lệ;
- Việc thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.
4. Trình tự, thủ tục thành lập tập đoàn kinh tế Nhà nước, tổng công ty Nhà nước
Theo Điều 10 Nghị định số: 23/2022/NĐ-CP; trình tự thủ tục thành lập bao gồm:
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập 03 bộ Hồ sơ gốc đề nghị thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.
- Sau khi nhận đủ Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành (trong trường hợp doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính (trong trường hợp doanh nghiệp do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập).
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và lập báo cáo thẩm định.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định và gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập doanh nghiệp.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu ra quyết định thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương.
Chúng tôi hy vọng rằng thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm công ty cổ phần tập đoàn là gì.