Đơn đăng ký kinh doanh là gì?
Mục lục
Đơn đăng ký kinh doanh là tài liệu không thể thiếu khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cập nhật đến các bạn mẫu đơn đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Đơn đăng ký kinh doanh là gì?
Đơn đăng ký kinh doanh hay còn gọi là giấy đề nghị đăng ký kinh doanh là văn bản cần có trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, do cơ quan nhà nước ban hành theo mẫu có sẵn.
Danh mục các mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân;
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên;
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần;
- Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh được trình bày theo những nội dung luật định và có trình tự rõ ràng. Bạn chỉ cần điền đúng những thông tin cần thiết trong mẫu giấy đăng ký kinh doanh là được.
2. Nộp đơn đăng ký kinh doanh ở đâu?
Khi bạn muốn thành lập doanh nghiệp, bạn phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật phù hợp với loại hình đăng ký kinh doanh mà bạn chọn trong đó có đơn đăng ký kinh doanh.
Sau đó bạn sẽ gửi hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh bằng những cách thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
- Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).
Để tránh các trở ngại và nhanh chóng hoàn tất thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Đăng ký kinh doanh nhanh luôn sẵn sàng hỗ trợ:
- Tư vấn, định hướng chi tiết các bước thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp mới;
- Thay mặt bạn tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và các thủ tục liên quan để nhanh chóng nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Tư vấn và thực hiện các thủ tục đi kèm doanh nghiệp như: Làm con dấu và công bố mẫu dấu; mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp; hỗ trợ hồ sơ kế toán và báo cáo thuế ban đầu; đăng ký phương pháp tính thuế cho doanh nghiệp; đặt hóa đơn, đăng ký phát hành hóa đơn điện tử…;
- Hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp lâu dài.
3. Hồ sơ đi kèm đơn đăng ký kinh doanh
Đối với doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Đối với công ty hợp danh, hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
– Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Đối với công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
– Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.