Sự khác nhau giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất
Mục lục
Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp thường tham gia kinh doanh vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, trong đó có bao gồm cả các ngành hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ. Mỗi loại hình doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất đều có những điểm khác biệt nhất định. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa hai loại hình doanh nghiệp này nhé.
1. Khái niệm về doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, quá trình sản xuất bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu dùng. Việc sản phẩm được đem bán trên thị trường là hình thức chuyển đổi hình thái giá trị từ H-T. Lĩnh vực này đòi hỏi sự chuyên môn hóa cao để giúp các nhà sản xuất bán được hàng hóa và làm cho quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh hơn, người tiêu dùng được tiếp cận trực tiếp với sản phẩm nhanh nhất khi có nhu cầu.
Khái niệm doanh nghiệp sản xuất là tổ chức kinh tế hợp pháp. Một loại hình doanh nghiệp được thành lập với mục đích sử dụng các nguồn lực cần thiết (nhân lực – tài lực – vật lực) tạo ra các sản phẩm đem trao đổi trong thương mại, đáp ứng nhu cầu sử dụng và tiêu dùng của con người.
Doanh nghiệp thương mại là tổ chức kinh tế hợp pháp, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá bao gồm đầu tư tiền của, công sức và tài năng… vào lĩnh vực mua bán hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm kiếm lợi nhuận. Doanh nghiệp thương mại không trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm.
2. Điểm khác biệt giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp hàng hóa
Doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại tuy có những chức năng, xu hướng vận dụng khái niệm (sản xuất, thương mại) và phương pháp quản trị tương đồng. Song đặc điểm hoạt động trong hai loại hình doanh nghiệp này cũng có nhiều khác biệt.
Đặc điểm | Doanh nghiệp thương mại | Doanh nghiệp sản xuất |
---|---|---|
Yếu tố đầu vào | Vô hình, không thể dự trữ | Hữu hình, có thể dự trữ |
Yếu tố đầu ra | Không đồng đều, không ổn định, phụ thuộc | Ổn định, áp dụng những tiêu chuẩn kiểm duyệt |
Thời điểm tiêu dùng | Đồng thời | Tách biệt |
Tiêu chí đánh giá về chất lượng | Khó xác định | Dễ dàng |
Đánh giá trả công | Gián tiếp, khó thực hiện | Trực tiếp, dễ thực hiện |
Đo lường năng suất | Khó đánh giá | Dễ đánh giá |
Quan hệ với khách hàng | Trực tiếp làm việc | Làm việc gián tiếp với khách hàng |
Xem thêm: