Đăng ký xe kinh doanh vận tải cần những giấy tờ, thủ tục gì?
Mục lục
Hiện nay, dịch vụ vận tải bằng xe ô tô là một trong những ngành nghề kinh doanh phổ biến bởi nhu cầu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để được đi vào hoạt động thì các loại hình xe vận tải cần đăng ký xe kinh doanh. Qua bài viết dưới đây, Đăng ký Kinh doanh nhanh sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về hồ sơ, thủ tục đăng ký xe kinh doanh vận tải nhé!
1. Xe kinh doanh vận tải có những loại hình nào?
Xe kinh doanh vận tải bao gồm nhiều loại hình khác nhau, phục vụ cho các nhu cầu vận chuyển đa dạng. Mỗi loại xe đều có những ưu điểm và ứng dụng riêng, đáp ứng nhu cầu vận chuyển khác nhau của xã hội. Dưới đây là một số loại hình xe kinh doanh vận tải phổ biến:
1.1. Xe vận tải hàng hóa
- Xe tải thùng chở hàng hóa đa dạng, có thùng kín hoặc mui bạt.
- Xe ben vận chuyển vật liệu xây dựng, đất đá.
- Xe container chở hàng hóa container hóa, thuận tiện cho vận chuyển đường dài.
- Xe bồn chở chất lỏng như xăng dầu, hóa chất.
- Xe chuyên dụng chở các loại hàng hóa đặc biệt như ô tô, máy móc.
1.2. Xe vận tải hành khách
- Xe buýt vận chuyển hành khách theo tuyến cố định.
- Xe khách vận chuyển hành khách đường dài.
- Xe taxi vận chuyển hành khách theo yêu cầu.
1.3. Các loại khác
- Xe tải nhẹ, xe bán tải, xe cứu hỏa, xe cứu thương…
2. Hồ sơ đăng ký xe kinh doanh đối với cá nhân
Kinh doanh vận tải bằng ô tô là một ngành nghề có điều kiện, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính. Bên cạnh việc thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp còn phải xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Giấy phép này là căn cứ để doanh nghiệp được phép hoạt động trong lĩnh vực vận tải.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm:
- Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;
- Người đại diện theo pháp luật;
- Các hình thức kinh doanh;
- Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của hộ kinh doanh cá thể bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (theo mẫu);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (theo mẫu);
- Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
Xem thêm: Quy định nộp thuế đối với xe vận tải không đăng ký kinh doanh
3. Thủ tục đăng ký xe kinh doanh vận tải theo quy định
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký xe kinh doanh vận tải theo quy định thì chủ kinh doanh cần thực hiện nộp hồ sơ theo 3 bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sở Giao thông vận tải các tỉnh/thành phố là nơi tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải của cá nhân và hộ gia đình. Người nộp hồ sơ có thể đến trực tiếp hoặc thực hiện thủ tục trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công của địa phương.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
– Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ của cá nhân, hộ kinh doanh một cách kỹ lưỡng. Sau khi đảm bảo hồ sơ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, cơ quan này sẽ tiến hành cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Toàn bộ quá trình này thường được hoàn tất trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Trong trường hợp hồ sơ của cá nhân, hộ kinh doanh còn thiếu sót hoặc chưa chính xác, cơ quan cấp phép sẽ thông báo trực tiếp hoặc qua các kênh như văn bản, hệ thống dịch vụ công trực tuyến để yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi. Thời hạn để cá nhân, hộ kinh doanh hoàn thiện hồ sơ và nộp lại thường là 03 ngày làm việc.
– Nếu sau khi xem xét kỹ lưỡng, cơ quan cấp phép quyết định không cấp Giấy phép kinh doanh, họ sẽ gửi thông báo bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cá nhân, hộ kinh doanh. Trong thông báo này, cơ quan sẽ nêu rõ lý do cụ thể để cá nhân, hộ kinh doanh nắm rõ.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi hoàn tất các thủ tục, người nộp hồ sơ sẽ đến nhận Giấy phép kinh doanh theo giấy hẹn.