Chi tiết thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
Mục lục
Nếu muốn đi vào hoạt động hợp pháp, doanh nghiệp cần phải có đủ giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải các tổ chức, cá nhân vừa mới thành lập sẽ phân biệt rõ 2 loại giấy tờ này và tưởng chúng là một. Vậy giấy phép đăng ký kinh doanh là gì? Đăng ký giấy phép kinh doanh cần thực hiện thủ tụ như thế nào? Tìm hiểu những thông tin cơ bản này qua bài viết dưới đây của Phan Law Vietnam.
1. Bạn biết gì về giấy phép kinh doanh?
Trong thủ tục thành lập và triển khai hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải đăng ký 2 loại giấy tờ dưới đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Đây là điều kiện hàng đầu và tiên quyết để doanh nghiệp được thành lập và triển khai hoạt động kinh doanh.
- Giấy phép kinh doanh: Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nghề có điều kiện thì sẽ được cấp loại giấy phép này. Loại giấy này thông thường sẽ được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Do đó, có thể hiểu, giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ pháp lý cho phép tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động kinh doanh hợp pháp, đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật trong ngành nghề có điều kiện. Như đã giải thích ở trên, giấy phép kinh doanh không thể đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bởi 2 loại giấy tờ này hoàn toàn khác nhau.
2. Những đặc điểm cơ bản của giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh gồm những đặc điểm cơ bản sau:
- Giấy phép kinh doanh sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh những ngành nghề có điều kiện.
- Một tổ chức, doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động hợp pháp trong một ngành, nghề cụ thể khi đã được cấp giấy phép kinh doanh.
- Đây được xem là hình thức hạn chế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức.
- Giấy phép kinh doanh được quy định tại một văn bản dưới luật hoặc văn bản chuyên ngành theo từng lĩnh vực quản lý.
3. Chi tiết thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
Bước đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm, đó chính là thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân mới có thể làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh.
3.1. Hướng dẫn các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp
3.1.1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập công ty
Trong bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp sẽ gồm có:
- Hộ chiếu còn hiệu lực, CCCD, CMND của thành viên góp vốn, chủ đầu tư, cổ đông và người đại diện theo pháp luật.
- Một tờ giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
- Điều lệ của công ty.
- Danh sách thành viên/cổ đông của công ty.
- Một số giấy tờ liên quan khác.
3.1.2. Tiến hành nộp hồ sơ và nhận kết quả
Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp gồm những bước nào? Bước tiếp theo sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần phải tiến hành nộp hồ sơ và chờ kết quả.
Người sáng lập hoặc người được ủy quyền sẽ thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông qua mạng điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi nộp, phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ kiểm tra và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ thì sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, còn trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu chủ doanh nghiệp bổ sung và chỉnh sửa.
3.1.3. Khắc con dấu công ty
Thủ tục thành lập doanh nghiệp cần những gì? Bước cuối cùng, đó là doanh nghiệp cần lựa chọn con dấu của công ty. Luật doanh nghiệp 2020 quy định về thủ tục khắc dấu cho doanh nghiệp mới thành lập như sau:
- Có thể dùng dấu điện tử hoặc dấu tròn.
- Doanh nghiệp sẽ tự quyết định nội dung của con dấu.
- Doanh nghiệp tự quyết định số lượng của con dấu.
- Việc lưu giữ và quản lý dấu của doanh nghiệp sẽ thực hiện theo Điều lệ của công ty.
3.2. Hướng dẫn các bước đăng ký giấy phép kinh doanh
3.2.1. Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ liên quan
- Một tờ giấy đề nghị giấy phép kinh doanh có điều kiện.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nộp bản sao).
- Điều lệ công ty (nộp bản sao).
- Bản sao giấy tờ tùy thân (CMND/ CCCD) của thành viên góp vốn/ cổ đông sáng lập/ những người đứng đầu doanh nghiệp.
- Đối với người trực tiếp điều hành hoạt động của công ty thì giấy tờ chứng minh năng lực, trình độ, nghiệp vụ.
- Các tài liệu khác liên quan chứng minh đủ điều kiện kinh doanh đối với từng ngành, nghề cụ thể.
Lưu ý: Các giấy tờ đi kèm sẽ có sự khác nhau tùy vào từng ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.2. Tiếp nhận hồ sơ và tiến hành xử lý
Do mỗi ngành, nghề khác nhau sẽ có những yêu cầu về điều kiện khác nhau, do đó cơ quan tiếp nhận hồ sơ cũng như cách thức nộp hồ sơ, thời gian cấp giấy cũng sẽ có sự khác biệt.
3.2.3. Trả kết quả
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và cơ sở sản xuất có đủ điều kiện thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện để đăng ký.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
Bài viết trên của Phan Law Vietnam đã cập nhật thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh một cách chi tiết để bạn đọc nắm rõ. Hy vọng, những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn.