Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp năm 2023
Mục lục
Khi có dự định thành lập doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến công việc cần phải làm và các chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp được những người có nhu cầu thành lập công ty quan tâm hàng đầu. Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi xin được đề cập đến một số công việc và chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp nhất định, để người thành lập công ty có thể dự kiến được các công việc và chi phí mà mình cần phải làm.
1. Các công việc cần thực hiện trước khi thành lập doanh nghiệp
Trước khi thành lập doanh nghiệp, các chủ thể tham gia thành lập doanh nghiệp cần phải có một sự chuẩn bị kỹ càng trước khi thành lập công ty. Sự chuẩn bị đó bao gồm:
Văn bản thỏa thuận của những người là đồng sở hữu trong công ty dự kiến thành lập đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh.
Với bản chất là một bản thỏa thuận ghi nhận ý kiến của các bên, nên các bên sẽ có toàn quyền quyết định đối với công ty mà họ dự kiến thành lập, tuy nhiên, văn bản đó phải đảm bảo được đầy đủ các thông tin liên quan đến công ty dự kiến đó, như: Tên Công ty, địa chỉ công ty, ngành nghề kinh doanh dự kiến thành lập, vốn điều lệ và tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của các thành viên trong công ty. Ngoài ra, văn bản thỏa thuận đó có thể nêu thêm các chức danh dự kiến mà thành viên có thể đảm nhận hoặc các chi phí liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Đồng thời, các đồng chủ sở hữu trong công ty cũng cần thực hiện các công việc liên quan đến việc setup công ty. Những công việc đó có thể là các công việc liên quan đến chuẩn bị mặt bằng, chuẩn bị cơ sở vật chất, chuẩn bị nhân sự dự kiến.
Trong trường hợp, người thành lập doanh nghiệp không thể tự mình thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, thì các đồng sở hữu dự kiến cần thỏa thuận với nhau lựa chọn một đơn vị tư vấn pháp luật, có thể đại diện và thay mặt họ thực hiện thủ tục pháp lý này.
2. Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp bao nhiêu?
Để thực hiện chỉn chu các công việc đã nêu trên trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, các đồng sở hữu của công ty dự kiến thành lập cần phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định trước khi thành lập doanh nghiệp. Chi phí đó có thể là:
- Chi phí thuê mặt bằng để đặt làm địa chỉ trụ sở dự kiến cho công ty thành lập.
- Chi phí mua các vật dụng nhằm setup công ty. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà công ty định hướng hoạt động, mà các chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành sắp xếp cơ sở vật chất sao cho phù hợp. Tuy nhiên, cho dù lĩnh vực hoạt động là gì, thì hầu hết, các doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ một số thiết bị như máy tính, máy in, và các thiết bị văn phòng phẩm khác, …
- Chi phí thuê người lao động và nhân công dự kiến cho công ty mà họ dự định thành lập.
- Ngoài ra, như đã nêu ở trên, trong trường hợp người thành lập công ty không thể tự mình thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp, thì đương nhiên, họ phải thuê một đơn vị dịch vụ pháp lý khác để thay mặt họ thực hiện thủ tục này. Và khoản công ty việc này đương nhiên cũng phải mất chi phí. Chi phí này có thể bao gồm luôn cả lệ phí Nhà nước khi thành lập doanh nghiệp, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
3. Chi phí trước khi thành lập công ty có được khấu trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Trước tiên, phải khẳng định rằng, để một khoản chi phí được khấu trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp, thì khoản phí đó phải được xuất ra từ chính doanh nghiệp của họ và phục vụ cho mục đích hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
Thông thường, trước khi thành lập doanh nghiệp, các chi phí chuẩn bị cho việc thành lập này sẽ được ký dưới danh nghĩa cá nhân với một bên cung cấp hàng hóa và sử dụng dịch vụ. Như vậy, để chi phí này có thể đủ điều kiện về mặt chủ thể nhằm làm chi phí khấu trừ vào thuế thu nhập của doanh nghiệp, cần phải có sự chuyển đổi chủ thể ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Thuế thu nhập doanh nghiệp thì các doanh nghiệp sẽ được khấu trừ mọi khoản chi phí khi họ đáp ứng được đầy đủ các điều kiện liên quan đến:
- Mục đích phát sinh khoản chi: Nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của chính công ty họ.
- Các khoản chi phí phải có hóa đơn, chứng từ cụ thể, hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp sử dụng các dịch vụ và hàng hóa có hóa đơn, chứng từ có giá trị trên 20.000.000 đồng (đã bao gồm thuế Giá trị gia tăng) thì không được dùng tiền mặt mà phải có chứng từ thanh toán.
Nói tóm lại, để chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp được khấu trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp, người thực hiện công việc cần:
Đối với các hợp đồng sử dụng dịch vụ hoặc các hợp đồng mua bán hàng hóa, thời hạn hợp đồng phải để trải dài qua thời gian được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dự kiến.
Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ thể trong hợp đồng sử dụng dịch vụ và hợp đồng mua bán hàng hóa phải thực hiện công việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ của họ theo hợp đồng sang cho công ty dự kiến thành lập.
Công ty tiến hành kê khai Thuế Thu nhập doanh nghiệp như bình thường, đồng thời cung cấp các chứng từ, hóa đơn liên quan đến hợp đồng khi được yêu cầu (nếu có).
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý, chi phí này sẽ được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản phí sẽ được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh và có giá trị tối đa không quá 3 năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Tại sao nên sử dụng dịch vụ Đăng ký kinh doanh nhanh?
Đăng ký kinh doanh nhanh là một trong những thương hiệu pháp lý ra đời từ rất lâu và đã được hàng nghìn khách hàng tin tưởng và sử dụng. Đến với đăng ký kinh doanh nhanh, khách hàng được:
- Tư vấn tận tình, uy tín, phục vụ công việc tận nơi với nhiều Luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, tận tâm với nghề. Đặc biệt, với phạm vi hoạt động trên toàn quốc, việc thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn rất nhiều.
- Thủ tục được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.
- Chi phí sử dụng dịch vụ phù hợp với túi tiền của từng đối tượng khách hàng. Đặc biệt, với phương án khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với chi phí trước khi thành lập mà chúng tôi đã hướng dẫn ở trên, thì khoản chi phí này càng được tối giản hơn một cách đáng kể.