Chi phí thành lập công ty cổ phần là bao nhiêu?
Mục lục
Chi phí thành lập công ty cổ phần là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây không phải là khoản phí cố định mà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhìn chung, chi phí ban đầu là không quá cao, do đó thương nhân không cần phải lo lắng về việc này.
Chi phí thành lập công ty cổ phần là bao nhiêu?
Chi phí thành lập công ty cổ phần là không cố định, do đó sẽ không có câu trả lời rõ ràng cho quý khách hàng. Tuy nhiên, bạn có thể ước lượng chi phí thông qua các khoản sau:
Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Mức lệ phí đăng ký kinh doanh mới nhất đã được cập nhật tại Thông tư 47/2019/TT-BTC là 50.000 đồng. Số tiền này sẽ không được hoàn trả lại cho người đăng ký thành lập công ty trong trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn sẽ được miễn lệ phí đối với doanh nghiệp đăng ký thành lập qua mạng điện tử.
Phí công bố nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp
Sau khi nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ phải công bố toàn bộ nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Để thực hiện quá trình này, chủ doanh nghiệp cần chi trả một mức phí là phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Mức lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng.
Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp
Hiện nay có nhiều mức giá trên thị trường đối với việc khắc con dấu doanh nghiệp.
Chi phí phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu, loại con dấu theo yêu cầu của doanh nghiệp. Mức giá cho dấu tròn công ty dao động từ 250.000 đ đến 350.000 đ. Dấu chức danh của Giám đốc, chủ tịch….từ 70.000 đ đến 150.000 đ.
Lệ phí môn bài
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì công ty mới thành lập sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên.
Mở tài khoản ngân hàng
Doanh nghiệp không mất chi phí mở tài khoản nhưng phải mất chi phí ký quỹ. Thông thường, số tiền ký quỹ tối thiểu là 1 triệu đồng.
Phí mua chữ ký số (Token)
Theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP, “Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng.
Doanh nghiệp liên hệ với nhà cung cấp chữ ký số như Viettel, New-CA, FPT, BKav…. để mua thiết bị Chữ ký số (Còn gọi là Token).
Chi phí phụ thuộc vào nhà cung cấp và số năm sử dụng dịch vụ. Chữ ký số 03 năm sử dụng giao động từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Mua hoá đơn điện tử
Căn cứ vào Nghị định 119/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp mới thành lập đều phải sử dụng hóa đơn điện tử. Chi phí hóa đơn điện tử dao động từ 860.000 – 3.000.000 tùy thuộc vào số lượng hóa đơn đăng ký và không giới hạn thời gian sử dụng.
Các loại chi phí thành lập công ty cổ phần khác
Bên cạnh các mức chi phí thành lập công ty nêu trên, chủ doanh nghiệp còn phải chi trả thêm một số khoản chi phí khác bao gồm:
- Chi phí thiết kế, in ấn bộ nhận diện thương hiệu công ty.
- Chi phí dịch vụ kê khai và đăng ký thuế lần đầu.
- Chi phí cơ sở vật chất.
Các bước thành lập công ty cổ phần
Để thành lập được Công ty phải trải qua các bước sau:
✔ Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ thành lập công ty theo quy định;.
✔ Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty theo từng loại hình doanh nghiệp lựa chọn;
Hồ sơ thành lập công ty bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty;
Dự thảo Điều lệ công ty.
Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn và các giấy tờ kèm theo.
✔ Bước 3: Nộp bộ hồ sơ thành lập công ty/doanh nghiệp đầy đủ tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại.
✔ Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác).
✔ Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp, thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
✔ Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng, thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
✔ Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.
✔ Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp
✔ Bước 9: Đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT).
✔ Bước 10: Thực hiện việc báo cáo thuế, và làm sổ sách hàng tháng, quý, năm.