Cách đăng ký kinh doanh quốc gia cho doanh nghiệp năm 2023
Mục lục
Đăng ký kinh doanh quốc gia là thủ tục thiết yếu để thành lập một doanh nghiệp để được pháp luật công nhận. Vì đây là thủ tục quan trọng nên có mức độ phức tạp khá cao và cần nhiều thời gian để thực hiện. Bạn có thể tham khảo bài viết sau để biết cách đăng ký chi tiết dành cho từng loại hình doanh nghiệp cụ thể.
1. Hướng dẫn đăng ký kinh doanh quốc gia
Việc đăng ký kinh doanh khá phức tạp và cần thực hiện đúng như quy định của pháp luật. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra văn bản thông tin để giúp người dân biết cách đăng ký cụ thể. Theo đó, bạn làm như sau:
- Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp cần đăng ký kinh doanh.
- Bước 2: Xác định loại dịch vụ muốn đăng ký.
- Bước 3: Vào trang thông tin đăng ký kinh doanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Bước 4: Chọn loại hình doanh nghiệp ở cột bên trái.
- Bước 5: Chọn loại dịch vụ muốn đăng ký. Trong giao diện mới, hệ thống sẽ hiển thị ra ba mục nhỏ gồm Nộp hồ sơ, Chuẩn bị hồ sơ và Nhận kết quả.
- Bước 6: Bấm chọn từng mục để xem thông tin chi tiết và tải mẫu tờ khai đăng ký về.
- Bước 7: Điền thông tin tờ khai và thực hiện theo hướng dẫn ở phần Cách thức thực hiện trong Nộp hồ sơ.
Lưu ý: Hiện nay, các loại dịch vụ được hỗ trợ bao gồm:
- Thành lập mới
- Đăng ký thay đổi
- Thông báo thay đổi
- Tạm ngừng
- Giải thể
- Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
- Cấp lại giấy chứng nhận, giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký đối với doanh nghiệp
- Hiệu đính thông tin
Quá trình đăng ký kinh doanh cần đảm bảo tính chính xác về thông tin và cách thực hiện. Vì vậy, các doanh nghiệp thường ủy quyền cho văn phòng luật sư uy tín để đăng ký thay.
2. 6 loại hình doanh nghiệp được phép đăng ký kinh doanh
Khi đăng ký kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền chỉ xem xét hồ sơ của 6 loại hình doanh nghiệp như bên dưới. Nếu không thuộc 6 loại hình này thì cơ quan sẽ không tiến hành xem xét hay tiếp nhận hồ sơ.
2.1. Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ. Các hoạt động của doanh nghiệp này đều do chủ doanh nghiệp tư nhân quản lý. Ưu điểm của hình thức này là toàn bộ quyền quyết định thuộc về một cá nhân. Đồng thời, toàn bộ trách nhiệm đều thuộc về chủ doanh nghiệp nên được các doanh nghiệp khác tin tưởng để hợp tác.
Về nhược điểm, hình thức kinh doanh này có tỷ lệ rủi ro tương đối cao. Khi doanh nghiệp vi phạm pháp luật, cá nhân sẽ phải chịu tất cả trách nhiệm pháp lý (không bị giới hạn bởi số vốn đầu tư vào doanh nghiệp).
2.2. Công ty hợp doanh
Công ty hợp doanh là doanh nghiệp được thành lập từ hai thành viên hợp doanh (cá nhân) trở lên và các thành viên góp vốn khác. Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp được pháp luật công nhận tư cách pháp nhân. Ngoài ra, công ty hợp doanh sẽ được nhiều đối tác tin tưởng hơn vì các thành viên của công ty sẽ chịu trách nhiệm pháp lý vô hạn nếu vi phạm pháp luật.
Nhược điểm của hình thức kinh doanh này là toàn bộ thành viên đều chịu trách nhiệm pháp lý và có mức độ rủi ro cao. Hơn nữa, loại hình này thường không áp dụng cho các doanh nghiệp đa lĩnh vực.
2.3. Hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể là hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một hộ gia đình thành lập. Ưu điểm của hình thức này là không cần kê khai thuế định kỳ mà chỉ nộp thuế trực tiếp dựa trên sổ sách kế toán của gia đình.
Các loại thuế áp dụng cho doanh nghiệp sẽ trực tiếp gán vào hàng hóa khiến giá cả tăng cao hơn. Ngoài ra hình thức kinh doanh này không có tư cách pháp nhân. Đây chính là hai nhược điểm lớn nhất của kinh doanh cá thể.
2.4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp được sở hữu bởi một cá nhân hoặc tổ chức. Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này là doanh nghiệp chỉ gánh chịu trách nhiệm pháp lý trong khoản vốn đầu tư mà công ty có. Vì vậy, tài sản riêng của chủ sở hữu sẽ được bảo toàn.
Song song với ưu điểm trên, các doanh nghiệp và đối tác sẽ cân nhắc về việc hợp tác nhiều hơn vì công ty không chịu trách nhiệm lớn hơn vốn ban đầu của công ty. Ngoài ra, pháp luật chỉ cho phép công ty huy động vốn trong 90 ngày kể từ thời điểm đăng ký doanh nghiệp thành công và không cho phép phát hành trái phiếu hay cổ phiếu.
2.5. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Hình thức doanh nghiệp này do hai hoặc nhiều thành viên (tối đa 50). Với hình thức này, chủ doanh nghiệp sẽ giảm thiệt hại theo cách tương tự với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Khi đăng ký kinh doanh thành công, công ty sẽ bị ràng buộc bởi nhiều quy phạm pháp luật hơn các hình thức kinh doanh khác. Ngoài ra, công ty cũng không được phát hành cổ phiếu và chỉ được huy động vốn trong thời gian 90 ngày kể từ khi đăng ký thành công.
2.6. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình kinh doanh trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần, được gọi là cổ phần. Công ty cổ phần là một pháp nhân và có trách nhiệm hữu hạn dựa trên vốn điều lệ của công ty. Hơn nữa, công ty có thể phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu để tăng vốn linh hoạt.
Công ty cổ phần chỉ được gọi vốn trong 90 ngày kể từ thời điểm đăng ký doanh nghiệp thành công. Ngoài ra, các cổ đông có thể tự chuyển nhượng cổ phần mà không cần thông qua các cổ đông sáng lập nên khó quản lý được tỷ lệ cổ phần hơn.