Cách đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Mục lục
Sau thời kỳ đổi mới 1986, nền kinh tế thị trường được chú trọng phát triển, nhiều loại hình kinh doanh được ra đời, trong đó có hộ kinh doanh cá thể. Tuy có quy mô hoạt động hạn chế, số lượng thành viên không nhiều nhưng việc hộ gia đình tiến hành đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh là điều cần thiết để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý. Vậy cách đăng ký kinh doanh hộ cá thể sẽ diễn ra như thế nào?
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ – CP, hộ kinh doanh được định nghĩa như sau:
“Điều 66. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.
Như vậy, theo khái niệm trên, đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh được xác định trên 03 tiêu chí. Cụ thể như sau:
- Hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ.
- Quy mô hoạt động của hộ kinh doanh nhỏ, có một địa điểm kinh doanh, số lượng lao động không quá 10 người.
- Trong hoạt động kinh doanh, chủ hộ kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm vô hạn.
Tuy nhiên, đối với trường hợp hộ kinh doanh sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định. Về chi tiết cụ thể được quy định tại khoản 3 của Điều luật này.
Để đăng ký hộ kinh doanh cần điều kiện gì?
Để đăng ký thành lập, hộ kinh doanh cá thể phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật. Điều đó dựa trên các tiêu chí sau:
- Về yếu tố chủ thể: Chủ thể thành lập hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ và các hộ gia đình. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài, dù đáp ứng tiêu chí này cũng không có quyền thành lập hộ kinh doanh.
- Các ngành, nghề kinh doanh: Hộ kinh doanh được tự do kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp. Ngành, nghề bị cấm kinh doanh có thể thay đổi tùy thuộc và sự phát triển của đất nước và cam kết của Việt Nam với quốc tế về mở cửa thị trường đầu tư kinh doanh.
- Về vốn, tài sản: Hộ kinh doanh bắt buộc phải chuẩn bị vốn, tài sản ban đầu để tạo dựng cơ sở vật chất cho hộ kinh doanh hoạt động.
- Điều kiện tên riêng: Khi thành lập, hộ kinh doanh cần lưu ý cách đặt tên phải phù hợp các yếu tố về loại hình kinh doanh và tên riêng của hộ kinh doanh. Cụ thể về cách thức đặt tên được quy định tại Điều 88 Nghị định 02/2021/NĐ-CP.
Cách đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ gồm 03 bước cơ bản. Trong đó bao gồm:
Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan có thẩm quyền
Khi thành lập hộ kinh doanh, cá nhân, nhóm cá nhân sẽ gửi 01 bản hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Trong đó, bao gồm: tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh, số điện thoại, số fax, thư điện tử, ngành, nghề kinh doanh, số vốn kinh doanh và số lao động tham gia.
- Bản sao CMND của các cá nhân tham gia kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
- Bản sao y công chứng CMND/CCCD của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thành lập (nếu có).
- Các chứng chỉ bằng cấp đối với các ngành nghề có điều kiện.
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét hồ sơ và phản hồi về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Việc xem xét dựa trên các tiêu chí sau:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh.
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phải phù hợp với quy định của pháp luật.
- Nộp đủ lệ phí đăng ký đầy đủ theo quy định.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần hoàn thiện, bổ sung. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ hồ sơ đăng ký, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của người thành lập hộ kinh doanh.
Sử dụng dịch vụ tư vấn đăng ký hộ kinh doanh cá thể của đơn vị nào để đảm bảo thuận lợi?
Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là thủ tục phổ biến trước khi tiến hành kinh doanh theo hộ gia đình. Mặc dù pháp luật đã có quy định khá cụ thể về đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể, thế nhưng nhiều người vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình làm thủ tục. Do đó, để tiết kiệm thời gian cũng như đảm bảo quyền lợi của mình, quý khách có thể lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp luật của Văn phòng đăng ký kinh doanh nhanh.
Với nhiều năm kinh nghiệm đã từng hợp tác cùng các doanh nghiệp lớn, nhỏ và đội ngũ chuyên viên có trình độ, chuyên môn cao, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn một cách tối ưu.