Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp mà bạn cần nắm
Mục lục
Để tránh xảy ra những tình huống khó xử về mặt pháp lý thì bạn cần phải tiến hành làm các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp. Chi tiết các bước thủ tục đó như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Phan Law Vietnam.
1. Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp mà bạn cần nắm rõ
1.1. Tại trụ sở đã đăng ký cần tiến hành treo biển thông tin
Doanh nghiệp cần phải nhanh chóng triển khai làm biển công ty sau khi nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh.
Lưu ý, biển công ty cần phải có đầy đủ thông tin của công ty, đảm bảo tính thẩm mỹ và phải được viết hoàn toàn bằng chữ Việt Nam.
Các thông tin cần có trong biển thông tin là: Địa chỉ công ty, mã số thuế, số điện thoại liên hệ,… và được đặt sát cổng.
1.2. Cần phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn
Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản thi hành khác đã quy định rõ, công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải góp vốn để thành lập công ty trong thời hạn là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
1.3. Mua chữ ký số, đăng ký kê khai thuế điện tử
Bước tiếp theo trong thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp đó chính là thực hiện mua chữ ký số, đăng ký kê khai thuế điện tử.
Có thể hiểu, chữ ký số chính là công cụ để doanh nghiệp tiến hành ký gửi điện tử gửi nộp hải quan, bảo hiểm xã hội, báo cáo thuế,… Hiện nay, mua chữ ký số không khó, doanh nghiệp có thể lựa chọn mua chữ ký số của các nhà cung cấp chữ ký số trên thị trường.
Khi đăng ký kê khai thuế điện tử, doanh nghiệp chú ý đăng ký thông tin số điện thoại, email đúng để cơ quan thuế liên lạc, trao đổi thông tin.
1.4. Kê khai và thực hiện nộp lệ phí môn bài
Trong thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp có cần phải khai và thực hiện nộp lệ phí môn bài cho đầu năm thành lập không?
Theo đó, từ ngày 1/1 – 31/12, Doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiến hành nộp lệ phí môn bài chậm nhất là vào ngày 30/1 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1.5. Thực hiện mở tài khoản ngân hàng và đăng ký nộp thuế điện tử
Theo đó, người hỗ trợ thực hiện mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp sẽ do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Những giấy tờ cơ bản mà bạn cần chuẩn bị để thực hiện mở tài khoản ngân hàng gồm có:
- Nộp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản công chứng.
- Nộp giấy tờ tùy thân (bản công chứng) của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép.
- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng.
- Khi đến làm thủ tục thì mang theo con dấu của doanh nghiệp.
- Đăng ký nộp thuế điện tử từ một ngân hàng mà doanh nghiệp đã đăng ký mở tài khoản.
Lưu ý, từ 01/05/2021, theo thông tư 01/2021/TT-BKHĐT đã quy định, từ ngày 01/05/2021, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ không có thông tin số tài khoản ngân hàng. Do đó từ 01/05/2021, doanh nghiệp không phải tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch và đầu tư.
1.6. Trực tiếp thông báo phát hành hóa đơn điện tử
Trong quá trình kinh doanh, nếu doanh nghiệp có phát sinh hoạt động khuyến mãi, tặng, cho,… thì bắt buộc phải xuất hóa đơn. Hiện nay, các thủ tục hành chính đã đơn giản hóa, theo đó doanh nghiệp chỉ cần thông báo phát hành hóa đơn điện tử sau 2 ngày là được sử dụng khi có chấp nhận của cơ quan thuế.
Thứ tự thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tử như sau:
- Cần lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử.
- Nhà cung cấp sẽ thiết kế cho doanh nghiệp 1 hóa đơn mẫu với đầy đủ các thông tin bắt buộc.
- Ra thông báo ban hành sử dụng hóa đơn điện tử.
- Lập và nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử;
- Tra cứu chấp nhận của cơ quan thuế qua hệ thống thuế điện tử và thông tin được cập nhật trên trang web: http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/.
1.7. Nộp đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
Theo khoản 3, khoản 4 Điều 13 Thông tư số 45/2013/TT-BTC đã hướng dẫn cụ thể về phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, cụ thể như sau:
“3. Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện”
1.8. Lựa chọn chế độ kế toán và kê khai thuế hàng tháng, quý, năm.
Doanh nghiệp cần lưu ý lựa chọn chế độ kế toán phù hợp với quy mô doanh nghiệp và thực hiện kê khai và nộp thuế đầy đủ, chính xác.
Bài viết trên đây của Phan Law Vietnam đã đề cập chi tiết thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp cho bạn đọc hiểu rõ hơn. Qua thông tin trên, hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công để quá trình thành lập doanh nghiệp diễn ra tốt đẹp hơn.