Bản chất số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?
Mục lục
Trong quá trình thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh, chúng ta thường nghe nhiều về thuật ngữ “số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bản chất cũng như vai trò của số giấy phép đăng ký kinh doanh trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp/hộ kinh doanh hiện nay. Để giúp hiểu rõ hơn về số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì? Đăng ký kinh doanh nhanh xin gửi đến Quý độc giả những thông tin dưới bài viết sau.
1. Tìm hiểu số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?
Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chính là mã số doanh nghiệp hoặc là mã số hộ đăng ký kinh doanh. Theo đó:
- Khi doanh nghiệp được thành lập sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có mã số doanh nghiệp (số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Mã số doanh nghiệp được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Mỗi công ty có một mã số duy nhất và không dùng để cấp cho doanh nghiệp khác. Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác;
- Khi hộ kinh doanh được thành lập sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và có mã số hộ kinh doanh (số giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh).
2. Thủ tục để được cấp mã số doanh nghiệp
Các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp để được cấp mã số doanh nghiệp như sau:
Bước 1: Soạn hồ sơ
Cần chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ tương ứng với loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký, nhìn chung sẽ bao gồm một số những giấy tờ như sau:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ công ty;
- Bản sao y công chứng, chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu/các giấy tờ tương đương của người sáng lập, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- GCN đăng ký kinh doanh cùng với các giấy tờ chứng thực cá nhân người quản lý phần vốn góp được đại diện theo ủy quyền (đối với tổ chức góp vốn);
- Quyết định thành lập doanh nghiệp, GCN đăng ký doanh nghiệp hoặc những tài liệu tương đương khác của tổ chức;
- Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền thực hiện đăng ký công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp trực tiếp bộ hồ sơ đăng ký công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính hoặc nộp bằng đường bưu điện hoặc nộp online bằng chữ ký số công cộng hoặc là tài khoản đăng ký hoạt động kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thẩm định bộ hồ sơ. Nếu như hồ sơ thành lập công ty hợp lệ và đầy đủ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc là không đầy đủ thì sẽ nhận được văn bản thông báo từ chối có nêu rõ lý do.
3. Thủ tục cấp hộ kinh doanh
Thủ tục đăng ký thành lập hộ gia đình được diễn ra theo trình tự các bước như sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ
Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh;
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh khi các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao Giấy ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh, cụ thể là tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ bộ hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề hoạt động kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ gia đình dự định đăng ký phù hợp quy định;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ gia đình theo quy định.
Trường hợp bộ hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.