Các bước thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể như thế nào?
Mục lục
Hộ cá thể là một trong số những loại hình kinh doanh phổ biến của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam. Vậy việc tiến hành đăng ký hộ cá thể có khó hay không? Hộ cá thể có những ưu điểm, nhược điểm gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về các bước thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể qua bài viết dưới đây.
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Hộ kinh doanh do cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc một hộ gia đình làm chủ. Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu nhiệm nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp (trừ trường hợp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trêm phạm vi địa phương).
Hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Để đăng ký hộ kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh phải nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh: Bao gồm các thông tin cơ bản sau: Tên hộ kinh doanh; địa chỉ kinh doanh; Số điện thoại; Email; Ngành, nghề kinh doanh; Vốn; Số lao động; Thông tin về chủ hộ kinh doanh.
- Bản sao của Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiêu của chủ hộ kinh doanh hoặc bản sao bien bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh nếu hộ đó do một nhóm cá nhân thành lập.
Khi nhận đăng ký kinh doanh phải kiểm tra các thông tin trên đang ký có đúng không, nếu không thì yêu cầu chuyên viên phòng đăng ký sửa ngay (Thay đổi đăng ký kinh doanh)
Những lưu ý khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Tên hộ đăng ký hộ kinh doanh cá thể được đặt như thế nào?
Cũng giống với khi thành lập công ty, khi đặt tên hộ kinh doanh cũng cần phải có tên riêng bao gồm 2 thành tố tạo nên đó là Hộ Kinh doanh + tên riêng. Đối với tên riêng thì được viết bằng các chữ cái tiếng Việt, kèm theo các chữ cái F, J, Z, W có thể được kèm theo số, ký hiệu.
Tuy nhiên, khi đặt tên cho hộ kinh doanh cá thể cần lưu ý các vấn đề sau:
- Không sử dụng từ, ký hiệu vi phạm truyền thống, lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc
- Không sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên
- Không đạt tên trùng với tên hộ kinh doanh khác tring phạm vi câp quận/huyện.
Ngành nghề đăng ký hộ kinh doanh cá thể?
- Hộ kinh doanh chỉ được phép kinh doanh ngành nghề được công nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Đối với hộ kinh doanh đang kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì chỉ được kinh doanh từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo đúng điều kiện trong suốt quá trình kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của chủ hộ kinh doanh. Có thể hiểu là nếu là địa chỉ kinh doanh có sổ đỏ với nhà đứng tên chủ hộ, hoặc có hợp đồng thuê nhà đối với địa chỉ kinh doanh là đi thuê.
- Lưu ý: Theo quy định của pháp luật thì hộ kinh doanh không được đặt địa điểm kinh doanh tại Nhà tập thể, Nhà chung cư. Trường hợp đặt địa điểm kinh doanh tại nhà chung cư thì trong Giấy phép xây dựng phải có chức năng kinh doanh.
Quy định về vốn đối với hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, vì vậy Luật không quy định về mức vốn tối thiểu để thành lập hộ kinh doanh. Theo đó, vốn của hộ kinh doanh tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề kinh doanh mà chủ hộ kinh doanh hướng đến, hay nói cách khác nó sẽ phù hợp với khả năng tài chính của mỗi chủ hộ.
Đối với lao động trong hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh kinh doanh nhỏ lẻ nên đối với lao động của hộ kinh doanh tói đa là 9 người. Trong trường hợp hộ kinh doanh có trên 10 người lao động thì cần phải chuyển đổi lên doanh nghiệp với loại hình doanh nghiệp phù hợp.