Quy định về thuế khoán hộ kinh doanh cá thể
Mục lục
Tư vấn cách xác định mức thuế khoán hộ kinh doanh cá thể, TNCN chủ hộ phải nộp với từng lĩnh vực kinh doanh theo từng địa phương. Hướng dẫn chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh yêu cầu chi cục thuế làm rõ căn cứ của cách tính thuế khoán áp dụng cho đơn vị mình đồng thời đề xuất thay đổi mức thuế khoán với cơ quan quản lý thuế.
>>> Xem thêm đăng ký hộ kinh doanh: Đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020
Quy định về thuế khoán hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải chịu 03 loại thuế: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Trong đó:
- Thuế môn bài đóng 1 lần 1 năm vào đầu năm hoặc vào thời điểm thành lập hộ kinh doanh đã đăng ký mã số thuế hộ kinh doanh nếu rơi vào 6 tháng đầu năm hộ kinh doanh đóng đủ thuế môn bài 1 năm, nếu rơi vào 6 tháng cuối năm hộ kinh doanh đóng thuế cho nửa năm cuối. Cũng theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/01/2017 thì hộ kinh doanh, cửa hàng kinh doanh, cá nhân kinh doanh mà không kê khai và đóng thuế môn bài thì khi bị cơ quan thuế phát hiện sẽ phải nộp mức thuế môn bài cho cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là 6 tháng cuối năm hay 6 tháng đầu năm.
- Theo Điều 3 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định trường hợp cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm thì sẽ được miễn nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp này nếu doanh thu phát sinh từ hoạt động cho thuê nhà, cho thuê cửa hàng hoặc doanh thu dựa trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, công ty, cá nhân khác thì người kinh doanh rất dễ chứng minh cho cơ quan thuế. Đối với các trường hợp khác thì cá nhân kinh doanh được coi là trường hợp không xác định được doanh thu đầu ra nên việc ấn định doanh thu tính thuế khoán sẽ thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý thuế.
Công thức tính thuế khoán áp dụng cho hộ kinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh
Trừ các đối tượng không phải chịu một số khoản thuế mà luật sư nêu ở phần trên thì hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng, cá nhân kinh doanh sẽ phải chịu các khoản thuế bao gồm: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo cách tính sau:
Cách tính thuế môn bài hộ kinh doanh
Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/01/2017 Thuế môn bài của hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng, cá nhân kinh doanh được tính dựa trên doanh thu bình quân năm.
Doanh thu bình quân/ năm | Mức thuế môn bài/ năm |
Doanh thu trên 500 triệu đồng | 1.000.000 đồng |
Doanh thu trên 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng | 500.000 đồng |
Doanh thu trên 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng | 300.000 đồng |
Cách tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân hộ kinh doanh
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC thì:
Công thức tính thuế giá trị gia tăng được áp dụng như sau
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT X Tỷ lệ thuế GTGT
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân như sau
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN X Tỷ lệ thuế TNCN
Và như phần đầu luật sư đã trao đổi: “Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn. trường hợp không xác định được doanh thu đầu ra nên việc ấn định doanh thu tính thuế khoán sẽ thuộc thuẩn quyền của cơ quan quản lý thuế. Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân khác doanh thu tính thuế giá trị gia tăng vì còn được giảm trừ theo luật thuế thu nhập cá nhân.”
Như vậy doanh thu tính thuế của hộ kinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh có sự khác biệt rõ rệt giữa việc có mua hóa đơn bán hàng của cơ quan thuế hay không sử dụng hóa đơn bán hàng khi kinh doanh.