Cách đăng ký doanh nghiệp đơn giản theo các bước
Mục lục
Việt Nam đang được đánh giá là một trong những môi trường sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển. Nhờ vậy mà xu hướng khởi nghiệp càng lúc càng mở rộng và gia tăng với quy mô và tính chất chuyên nghiệp hơn. Đi kèm với đó là các quy định ngày càng cởi mở và thủ tục pháp lý ngày càng đơn giản hơn. Nhờ vậy mà giúp cho các doanh nhân thuận lợi hơn trong việc thực hiện. Chỉ với các bước đơn giản và cách đăng ký doanh nghiệp phù hợp là một chủ thể đã có thể hình thành nên cho mình một đơn vị kinh doanh phù hợp.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Pháp luật quy định có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau và cho phép người kinh doanh lựa chọn. Căn cứ vào nhu cầu của mình mà người thực hiện sẽ đưa ra quyết định thành lập theo mô hình nào. Có một vài cách để bạn có thể biết đâu là mô hình phù hợp với mình để thiết lập. Nhưng trước hết cần có sự hiểu rõ về cơ chế hoạt động của từng loại hình mà nhất là các vấn đề như: thuế, nghĩa vụ tài chính, trách nhiệm,…
Sau đó dựa trên từng đặc điểm riêng của chúng và cân đối với tình hình thực tế. Từ đó đưa ra kết luận nên đăng ký hoạt động dưới dạng doanh nghiệp nào. Nhìn chung những loại hình doanh nghiệp hợp pháp khác nhau đều có những thuận lợi khó khăn riêng. Chỉ có chọn việc lựa chọn đúng đắn mới giúp doanh nghiệp dễ dàng cho hoạt động kinh doanh về sau.
Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Sau khi lựa chọn được loại hình doanh nghiệp để thành lập, các cá nhân, tổ chức cần xác định tên công ty, nơi đặt trụ sở chính, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh. Khi đã chuẩn bị đầy đủ những nội dung này thì tiến hành soạn thảo hồ sơ. Hồ sơ này được sử dụng để phục vụ cho thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mỗi loại hình được lựa chọn sẽ có yêu cầu về hồ sơ khác nhau nhưng nhìn chung sẽ phải đảm bảo các loại giấy tờ cơ bản sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty;
– Dự thảo Điều lệ công ty
Hồ sơ này được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty. Thời hạn để giải quyết và cấp giấy chứng nhận thường dao động trong khoảng từ 03 – 05 ngày.
Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì việc cần làm tiếp theo là thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Qúa trình này cũng sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định.
Khắc dấu và công bố mẫu dấu của doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan khắc dấu để khắc dấu pháp nhân cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
– Tên doanh nghiệp;
– Mã số doanh nghiệp.
Trước khi sử dụng, doanh nghiệp phải thực hiện gửi thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.