Các bước thành lập công ty TNHH 1 thành viên năm 2024
Mục lục
Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa phát triển như hiện nay thì lại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (công ty TNHH 1 thành viên) ngày trở nên phổ biến. Điều này kéo theo nhiều chủ doanh nghiệp sẽ thắc mắc hỏi các bước thành lập công ty TNHH 1 thành viên như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Đăng ký Kinh doanh nhanh sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các bước thành lập loại hình công ty này nhé!
1. Điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Để thành lập một công ty TNHH 1 thành viên thì cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Chủ sở hữu: Cá nhân cần đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Không thuộc diện bị pháp luật cấm tham gia hoạt động kinh doanh. Với tổ chức thì cần phải có tư cách pháp nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Vốn điều lệ: Phải đáp ứng mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh phải phù hợp với quy định của pháp luật và không thuộc danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Trụ sở chính: Công ty phải có trụ sở chính đặt tại địa điểm có địa chỉ rõ ràng, thuộc quyền sử dụng hợp pháp của chủ sở hữu hoặc được chủ sở hữu thuê.
- Tên công ty: Tên công ty phải phù hợp với quy định pháp luật, không bị trùng hoặc gần giống với tên của các doanh nghiệp khác đã đăng ký. Tên công ty phải phản ánh đúng loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh chính.
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về đặc điểm của công ty TNHH 1 thành viên
2. Các bước thành lập công ty TNHH 1 thành viên chi tiết
Để thành lập công ty TNHH 1 thành viên thì chủ doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau:
2.1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ cần thiết
Trước khi bắt đầu thủ tục đăng ký, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH 1 thành viên: Đây là mẫu đơn theo quy định, trong đó bạn sẽ khai báo đầy đủ thông tin về công ty như tên công ty, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thông tin chủ sở hữu.
- Điều lệ công ty: Đây là văn bản pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong công ty. Điều lệ cần được soạn thảo chi tiết và hợp pháp.
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của chủ sở hữu: Căn cước công dân,…
- Giấy tờ chứng minh về địa chỉ trụ sở: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê nhà,…
- Giấy tờ chứng minh về nguồn gốc vốn: Nếu cần thiết, bạn có thể phải cung cấp các giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số vốn đã góp.
2.2. Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền
Chủ doanh nghiệp công ty TNHH 1 thành viên sẽ nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của địa phương nơi đặt trụ sở chính của công ty. Hình thức nộp hồ sơ có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký hoặc nộp trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2.3. Bước 3: Thanh toán lệ phí đăng ký
Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ phải thanh toán lệ phí đăng ký theo quy định hiện hành. Mức phí này sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng địa phương.
2.4. Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Sau khi nộp hồ sơ đầy đủ, cơ quan đăng ký sẽ tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định. Nếu đủ điều kiện thì công ty TNHH 1 thành viên sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng 03 ngày tính từ thời điểm nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ có thông báo hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu.
2.5. Bước 5: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Đối với công ty TNHH 1 thành viên, trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận, doanh nghiệp bắt buộc phải công bố thông tin thành lập trên Cổng thông tin quốc gia. Nội dung công bố tối thiểu bao gồm ngành nghề kinh doanh chính thức của công ty và thông tin chi tiết về thành viên sáng lập (trong trường hợp này là chủ sở hữu duy nhất).
Nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin thành lập trong thời hạn 30 ngày như quy định, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các chế tài xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ bị buộc phải thực hiện công bố thông tin theo đúng quy định.