Nội dung biên bản họp thành lập công ty tnhh cần có
Mục lục
Khi quyết định thành lập công ty TNHH, các cá nhân, tổ chức góp vốn thành lập cần lập Biên bản họp thành lập công ty TNHH để ghi nhận các thông tin liên quan đến việc mở công ty. Vậy những nội dung cần có trong Biên bản họp là gì? Thủ tục thành lập công ty TNHH diễn ra như thế nào? Bài viết dưới đây, Đăng ký kinh doanh nhanh sẽ giải đáp những thắc mắc này cho các bạn.
1. Biên bản họp thành lập công ty TNHH cần có nội dung gì?
Trong văn bản pháp luật doanh nghiệp hiện hành không quy định về mẫu Biên bản họp thành lập công ty nói chung và công ty TNHH nói riêng. Tuy nhiên, với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp, Đăng ký kinh doanh nhanh đưa ra một số nội dung cần có trong Biên bản, cụ thể như sau:
- Thông tin của các chủ thể thành lập công ty TNHH;
- Các loại tài sản góp vốn, giá trị tài sản góp vốn;
- Phương thức góp vốn và thời hạn để các thành viên góp vốn;
- Người đại diện công ty TNHH và cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty TNHH;
- Tên công ty TNHH, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ và ngành nghề kinh doanh của công ty;
- Phương án xử lý tài sản góp vốn nếu không thể thành lập công ty,…
Trên đây là những nội dung cơ bản cần có trong Biên bản họp thành lập công ty TNHH cần có. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận thêm những nội dung khác khi thấy cần thiết, miễn sao không trái quy định của pháp luật.
2. Hướng dẫn thành lập công ty TNHH
Quy trình các bước đăng ký thành lập công ty TNHH diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ mở công ty TNHH gồm:
- Giấy đề nghị mở công ty TNHH.
- Dự thảo điều lệ công ty TNHH.
- Danh sách các thành viên công ty (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên).
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.
- Bản sao Quyết định thành lập công ty, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
- GCN đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo hai hình thức sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Nộp hồ sơ online tại địa chỉ website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký
Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập công ty sẽ nhận được Giấy biên nhận. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngược lại, khi hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo từ chối bằng văn bản.
3. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý thành lập công ty
Nhằm đáp ứng nhu cầu của Khách hàng, Đăng ký kinh doanh nhanh hỗ trợ bao gồm nhưng không bao gồm những nội dung sau:
- Hỗ trợ soạn thảo Biên bản họp trước khi thành lập doanh nghiệp;
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến hoạt động thành lập công ty, như: tư vấn lựa chọn tên công ty, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; tư vấn phương thức hoạt động và điều hành,….
- Hỗ trợ soạn đơn đăng ký, các giấy tờ liên quan khi được yêu cầu;
- Hỗ trợ thực hiện thủ tục thành lập công ty;
- Tiến hành thủ tục đăng ký mã số thuế, sử dụng hóa đơn điện tử, mở tài khoản ngân hàng,…
Hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được các Luật sư, Chuyên viên pháp lý tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Các bạn có thể liên hệ qua số hotline, email hoặc đến trực tiếp Văn phòng.